Open top menu
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong những năm qua công tác quy hoạch của Hà Nội luôn được tập trung triển khai. Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, nhiều công trình, dự án lớn về kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về bộ mặt đô thị văn minh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Khai thác, sử dụng quỹ đất bãi sông Hồng để phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Ảnh: Thanh Hải

Đột phá về diện mạo đô thị

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, nhất là sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2011, công tác quy hoạch, xây dựng đã được Thành ủy, UBND TP Hà Nội chỉ đạo quyết liệt. Một lượng lớn đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành… được phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng, phát triển, tạo bộ mặt đô thị hiện đại, văn minh. Không gian đô thị được mở rộng về nhiều hướng, với việc xây dựng các khu đô thị hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật như The Manor, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh, Gamuda, Ciputra, Vinhome Riverside, RoyalCity, TimesCity… Đặc biệt, TP đã có bước đột phá về hạ tầng giao thông, Nhiều công trình hiện đại như cầu Nhật Tân; trục đường Nhật Tân – Nội Bài; Vành đai 3 trên cao, đường Vành đai 2, đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy, Nhà ga T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nút giao thông Thanh Xuân, nút giao thông Trung Hòa, nút giao trung tâm quận Long Biên… đều là những công trình quy mô lớn, hiện đại, quá trình thi công đòi hỏi trình độ công nghệ rất cao, tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô phát triển.
Theo Phó Giám đốc Sở QH – KT Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, để có được những kết quả rõ nét trên, công tác quy hoạch, xây dựng đã được lãnh đạo TP Hà Nội chỉ đạo quyết liệt. Đến nay TP đã phê duyệt 57/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, phủ kín gần 90% diện tích tự nhiên. Triển khai lập và hoàn thành phê duyệt 26/35 đồ án quy hoạch phân khu đô thị trung tâm, 4/5 đồ án quy hoạch đô thị vệ tinh, 11/11 đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn, 5/5 quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra còn một khối lượng lớn các quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chỉ giới đường đỏ, quy hoạch đặc thù… Những đồ án quy hoạch đã giúp hoàn thiện công cụ quản lý từ TP đến các địa phương, kiểm soát đầu tư và kêu gọi đầu tư, xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Lãnh đạo Sở QH – KT Hà Nội cũng cho rằng, xu hướng tái thiết và phát triển đô thị tại Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Quá trình đô thị hóa không chỉ là mở rộng phát triển các khu vực phát triển mới theo quy hoạch mà còn thúc đẩy quá trình tái thiết đô thị, cải tạo chỉnh trang khu vực nội đô.

Quy hoạch để phát triển xanh, bền vững
Tuy nhiên, các chuyên gia quy hoạch đô thị cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ đặt ra không ít thách thức cho Thủ đô, nhất là trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, sự quá tải của hệ thống hạ tầng đô thị trước tốc độ gia tăng dân số nhanh. Do đó, thời gian tới cần tập trung lãnh đạo để công tác quy hoạch đô thị tương xứng với vị thế của Thủ đô. Tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững. Đặc biệt, Hà Nội cần chú trọng thêm nội dung, giải pháp khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên đất đai, trong đó có giải pháp khắc phục tình trạng đất bỏ hoang, có cơ chế kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai trên địa bàn.
Đáng chú ý, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch hai bên sông Hồng để bảo đảm đời sống của người dân, tránh gây các vấn đề dân sinh bức xúc. Đồng thời, để có cơ sở pháp lý đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quản lý dân cư. Khai thác, sử dụng quỹ đất bãi sông Hồng để phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Theo KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội), trong khi đợi quy hoạch phân khu được duyệt, nhiều khu đất hai bờ sông Hồng có thể tận dụng cải tạo thành các khu không gian công cộng để phục vụ không chỉ người dân ở hai bên bờ sông mà toàn bộ người dân Thủ đô có thể đến vui chơi, giải trí, thăm thú cảnh quan. Khu vực này cần có những động thái ứng xử để dần đưa bờ sông Hồng trở thành mặt tiền của TP giống nhiều nước văn minh trên thế giới.
Đồng thời, cần quy hoạch, có diện tích hợp lý cho cây xanh, mặt nước, nhất là những vùng phát triển mới (ngoài Vành đai 3, Vành đai 4…). Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, TP Hà Nội cần nghiên cứu theo định hướng tạo cảnh quan và điều hòa thoát nước, đặc biệt là sự kết nối điều hòa giữa các hồ thuộc đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái…

Thời gian tới, TP sẽ xây dựng Quy hoạch phát triển TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Luật Quy hoạch năm 2017). Rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để Hà Nội sớm trở thành đô thị hoạt động hiệu quả, bền vững, có tính cạnh tranh cao so với trong nước và khu vực.
Phó Giám đốc Sở QH – KT Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh

Theo Vũ Lê/Kinh tế Đô thị

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét