Open top menu
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Nghệ An thu hồi, chấm dứt hoạt động 176 dự án đầu tư chậm triển khai

Từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thu hồi, chấm dứt hoạt động đối với 8 dự án đầu tư, đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh bị chấm dứt, thu hồi đến nay là 176 dự án.

Tại Nghệ An, việc thu hút các dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn và có xu hướng giảm so với những năm trước. Đầu năm 2020 đến nay, thu hút đầu tư của tỉnh giảm so với cùng kỳ năm 2019 (số lượng dự án giảm 40%, tổng vốn đăng ký giảm 52,8%).

Trong khi đó, các dự án đầu tư thu hút được vào địa phương chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ, chưa có dự án lớn mang tính động lực (chỉ có 8/33 dự án cấp mới có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng).

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Mặt khác, một số dự án gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư kéo dài dẫn đến việc đến nay vẫn chưa thể triển khai (đơn cử, như Khu công nghiệp Hoàng Mai I; Xi măng Hoàng Mai 2; Bến 7,8 cảng Cửa Lò; Khu du lịch FLC; Bãi Lữ 2).

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là các dự án hạ tầng trọng điểm như Khu công nghiệp VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp WHA, Khu A - Khu công nghiệp Nam Cấm, các dự án tại Khu công nghiệp Thọ Lộc, dự án đường N5…
Để tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư, tỉnh Nghệ An đang triển khai rà soát, sửa đổi Nghị quyết 26/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cùng đó, tỉnh nghiên cứu các chính sách về đất đai đối với các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng trong các khu công nghiệp đảm bảo thực sự có lợi thế, hấp dẫn về thu hút các dự án đầu tư và hiệu quả sử dụng đất cho phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ liên quan.

Cùng với đó, tỉnh Nghệ An phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư, quy hoạch, đất đai cho các dự án dầu tư như FLC; Khu du lịch Bãi Lữ; Bến số 7, số 8 Cảng Cửa Lò; dự án Nhà máy gỗ MDF Nghệ An; dự án cảng thủy nội địa Quỳnh Lộc; dự án Merry&Luxshare Việt Nam; Dự án Mareep Hàn Quốc…

Tỉnh Nghệ An cũng sẽ làm việc với các Bộ, ngành ở Trung ương để giải quyết, tháo gỡ các nút thắt về chính sách đất đai (miễn tiền thuê đất, xây dựng bảng giá đất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế) để tạo môi trường hấp dẫn trong kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư.

Cùng với thực hiện các giải pháp nhằm thu hút tốt các dự án đầu tư, tỉnh Nghệ An cũng tăng cường giám sát công tác đầu tư sau cấp phép; cập nhật tiến độ thực hiện, giải quyết các vướng mắc phát sinh, tháo gỡ giải phóng mặt bằng và đôn đốc nhà đầu tư triển khai dự án, giải ngân đúng tiến độ.

Tỉnh cũng coi trọng việc rà soát, tổng hợp và tham mưu xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh, trong đó có cả các dự án đã được gia hạn đã hết thời hạn gia hạn và các dự án đầu tư mới; kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, các dự án “treo,” tránh để lãng phí đất đai kéo dài.

Đà Nẵng: Hơn 2.245 tỉ đồng đầu tư 3 dự án thu gom, xử lý nước thải, nước mưa

Ngày 16/7, ông Huỳnh Anh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách BQL các dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng cho hay, HĐND TP Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 03 dự án thu gom, xử lý nước thải, nước mưa với tổng vốn hơn 2.245 tỉ đồng do Ban này làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án

Theo đó, xét Tờ trình số 4345/TTr-UBND (ngày 04/7) của UBND TP, HĐND TP Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021 vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam.

Đây là dự án nhóm B, công trình hạ tầng kỹ thuật cấp 1 do BQL các dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 – 2023 với tổng mức đầu tư hơn 1.341,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP Đà Nẵng. Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng).

TP Đà Nẵng đầu tư hơn 1.341,5 tỷ đồng cho dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam (Ảnh: HC)

Dự án bao gồm các hạng mục: Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng cho lưu vực cửa xả Furama; Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng cho lưu vực từ sân bay Nước Mặn đến đường Phạm Hữu Nhật; Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng cho lưu vực dọc sông Cổ Cò (từ đường Huyền Trân Công Chúa đến giáp tỉnh Quảng Nam); Xây dựng tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ sân bay Nước Mặn đến đường Phạm Hữu Nhật.

Theo ông Huỳnh Anh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách BQL các dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng, dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết nhằm thu gom và xử lý triệt để nước thải, không cho nước thải và nước mưa xả ra các bãi tắm, giảm mùi hôi trên hệ thống cống chung và không cho nước mưa qua các cửa xả ra khu vực bãi tẵm ven biển.

“Việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải và nước mưa gây ra tại các bãi tắm thuộc khu vực phía Đông quận Ngũ Hành Sơn; nâng cao hiệu quả xử lý các trạm xử lý nước thải của TP thông qua việc thu gom và đưa nước thải có tải trọng ô nhiễm cao về trạm xử lý; thúc đẩy phát triển ngành du lịch dịch vụ khu vực ven biển phía Đông quận Ngũ Hành Sơn” – Ông Huỳnh Anh Vũ nhấn mạnh.

Cũng theo ông Huỳnh Anh Vũ, cùng với dự án nêu trên, HĐND TP Đà Nẵng cũng vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 02 dự án khác do BQL các dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án.

Theo đó, Dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu (thời gian thực hiện dự án năm 2020 – 2021) với tổng mức đầu tư hơn 314 tỷ đồng nhằm cải tạo kết cấu tuyến cống thoát nước liên phường Xuân Hà, tuyến cống liên phường Tam Thuận và xử lý ngập úng khu vực trước Huỳnh Ngọc Huệ trên đường Hà Huy Tập để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống dọc hai bên tuyến cống, xử lý thoát nước chống ngập úng khu vực.

Đồng thời xây dựng tuyến kênh thoát nước từ KCN Hòa Khánh đến sông Cu đê (đoạn còn lại) nhằm đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, khớp nối hệ thống thoát nước chống ngập úng cho khu vực; hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải chuyển tải về trạm xử lý nước thải và nâng cao hiệu quả của trạm xử lý nước thải Phú Lộc, hạn chế ô nhiễm môi trường sông Phú Lộc và cản quan khu vực quận Liên Chiểu.

Dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân giai đoạn 3 (thời gian thực hiện dự án 2020 - 2023) với tổng mức đầu tư hơn 590 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP để nâng công suất xử lý nước thải của trạm này thêm 60.000m3/ngày đêm, đạt tổng công suất 120.000m3/ngày đêm đến năm 2025 nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với Quy hoạch thoát nước TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 499/QĐ-UBND ngày 31/01/2018.

Quảng Ninh: Thị trấn Tiên Yên là đô thị loại IV

Ngày 14/7/2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã ký Quyết định số 928/QĐ-BXD công nhận thị trấn Tiên Yên mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, trực thuộc huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

5 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Yên Than, Hải Lạng hợp nhất với thị trấn Tiên Yên (cũ) thành thị trấn Tiên Yên mới, đô thị loại IV.

Thị trấn Tiên Yên mở rộng bao gồm thị trấn Tiên Yên (cũ) và 5 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Yên Than, Hải Lạng.

Thị trấn Tiên Yên mở rộng đạt đô thị loại IV theo 5 tiêu chí, 59 tiêu chuẩn về phân loại đô thị tại Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Kết quả như sau: Đối với 5 tiêu chí, 5/5 tiêu chí đạt từ tối thiểu trở lên.

Tiêu chí 1: Vị trí, vai trò, chức năng, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt 18,66/20 điểm; Tiêu chí 2: Quy mô dân số đạt: 6,86/8,0 điểm; Tiêu chí 3: Mật độ dân số, đạt 4,5/6,0 điểm; Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 5,32/6 điểm; Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 53,90/60 điểm.

Đối với 59 tiêu chuẩn: Có 40/59 tiêu chuẩn đạt tối đa; Có 15/59 tiêu chuẩn đạt tối thiểu trở lên.

Lâm Đồng: Lựa chọn nhà đầu tư dự án công viên hơn 500 tỷ đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư Dự án Công viên Trần Quốc Toản, TP. Đà Lạt có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng.

5 xã: Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Yên Than, Hải Lạng hợp nhất với thị trấn Tiên Yên (cũ) thành thị trấn Tiên Yên mới, đô thị loại IV.

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ. Thời gian bắt đầu lựa chọn nhà đầu tư là quý II/2020.

Đây là dự án đầu tư sử dụng đất, tổng diện tích gần 10 ha. Công viên Trần Quốc Toản có các chức năng phục vụ cho mục đích công cộng (công viên mở, bãi đỗ xe) và phục vụ cho mục đích kinh doanh của nhà đầu tư (khu bảo tàng chuyên đề, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Đà Lạt, có 4 nhà đầu tư trúng sơ tuyển Dự án, gồm: Công ty CP Bamboo Capital (TP.HCM); Công ty CP Đầu tư Sông Đà - Việt Đức (Hà Nội); Công ty CP KHC Group (TP.HCM); Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng Hoàng Dương - Công ty CP Licogi 13 - Nền móng xây dựng (Hà Nội).

P.V (tổng hợp)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét