Open top menu
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Ngày 9/6, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề giao thông và ô nhiễm môi trường.

Thực trạng nhức nhối về giao thông, môi trường tại Hà Nội khiến nhiều đại biểu mong muốn cần chính sách đột phá cho sự phát triển của Thủ đô xứng tầm với nguyện vọng và mong muốn của nhân dân.

Đại biểu đoàn Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh

Theo VOV, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội là điều cần thiết để phát triển thành phố.

Bà Trần Thị Quốc Khánh nêu rõ: “Chúng ta là công dân thủ đô nhưng đi trên đường không khí ô nhiễm nhất, đường tắc nhất, tôi rất buồn. Nhiều khi đi các địa phương, tôi thấy đường sá thênh thang, không khí trong lành tôi lại ước gì Hà Nội được như thế. Giờ ở Hà Nội ra đường thì trang phục kín mít, không còn nhìn thấy gì nữa”.

Đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị: “Hà Nội cần có đề xuất cởi mở, đột phá hơn cho thủ đô phát triển như nguyện vọng của cử tri và nhân dân và phải xứng tầm. Chứ không phải mỗi lần lại đi xin nhỏ giọt thì bao giờ mới thay đổi được”.

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, khi có cơ chế đặc thù thì cần có trách nhiệm quản lý đồng tiền của nhân dân, nhà nước một cách có hiệu quả. Mặt khác có cơ chế đặc thù để nội thành phát triển nhưng các vùng ngoại thành cũng phải được phát triển tương xứng.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng nêu vấn đề thực tế nhiều địa phương phải xin cơ chế đặc thù như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để phát triển.

Mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau, cũng mong muốn được phát triển nhưng về hành chính công và dịch vụ công không tìm được lối ra, loay hoay như một chiếc áo chật. Do vậy, cần một bước đột phá về hành chính công, dịch vụ công để tạo điều kiện cho các địa phương phát triển, “trăm hoa đua nở”, khai phóng được nguồn lực.

Theo VTV, cũng đề cập về vấn đề cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng, dù Quốc hội đã ban hành Luật Thủ đô năm 2012 nhưng thực tế những chính sách đột phá để Hà Nội phát triển quy định trong luật bị "vo tròn thành cái chung" hoặc không còn hiện hữu trong đó. Theo ông Thường, những phát huy của Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển là hạn chế.

Nói riêng Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội, ông Thường cho rằng so với Nghị quyết 54 về cơ chế chính sách cho TP.HCM thì không toàn diện bằng, không đầy đủ bằng và mang tính đơn lẻ.

"Cái này rất dễ để thông qua nhưng cái này chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt, không phải cho Thủ đô mà chỉ cho một thành phố 10 triệu dân đang rất cần phát triển", ông Thường nhấn mạnh.

Theo Thường, hiện môi trường, ùn tắc, chất lượng cuộc sống người dân của Hà Nội bắt đầu có những vấn đề bộc lộ…

"Năm 2008, cộng cả TP.Hà Nội và tỉnh Hà Tây, tỷ lệ mật độ đường km/km2 vào khoảng 2,38km/km2. Sau hơn 10 năm, chúng ta đạt được 3km/km2. Tôi nói như thể để biết được chúng ta đang ở đâu so với các nước trong khu vực là 6km/km2 với các đô thị, so với các nước đang phát triển 10 – 12km/km2", đại biểu đoàn Hà Nội cho biết.

Theo ông Thường, Hà Nội là thành phố 10 triệu dân, nhưng chưa có 1 tuyến metro nào đi vào hoạt động.

"Theo quy hoạch chúng ta có 8 tuyến, trung bình 15km/tuyến, 8 tuyến là 120km. Tính trung bình 100 triệu usd/km (cả dưới ngầm và trên cao), với ngân sách của TP hiện nay là rất khó khăn.", ông Thường khẳnh định.

P.V (tổng hợp)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét