Ra mắt ấn phẩm hướng dẫn thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã
Chiều 5/5, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã công bố ấn phẩm tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã 2020,” nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã và xử lý tang vật sau khi tịch thu...
Trong ấn phẩm này, ngoài việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực thi hành, danh mục loài và mức độ bảo vệ của các loài động vật hoang dã cũng được rà soát để đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật trong nước và quốc tế áp dụng tại thời điểm hiện tại.
Theo đại diện ENV, tài liệu này được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm về động vật hoang dã hiện còn diễn ra phổ biến nhưng việc xử lý vẫn gặp nhiều khó khăn như: Hành vi quảng cáo rao bán, săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép động vật hoang dã.
Cùng với cơ sở pháp lý tương ứng, các cơ quan chức năng có thể tham khảo các biện pháp xử lý đối với từng hành vi vi phạm tác động lên mỗi loài nhất định theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, ENV cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về trình tự, thủ tục cũng như cách thức xử lý tang vật động vật hoang dã bị tịch thu hay tự nguyện chuyển giao để vừa đảm bảo áp dụng chính xác pháp luật vừa có ý nghĩa bảo tồn với các loài động vật hoang dã.
Indonesia rung chuyển bởi trận động đất độ lớn 6,8
Tối 6/5, một trận động đất có độ lớn 6,8 đã làm rung chuyển Indonesia.
Theo Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra tại khu vực cách khu vực Saumlaki của Indonesia khoảng 205km về phía Tây Bắc.
Trong khi đó, Trung tâm Địa chấn học Địa Trung Hải (EMSC) cho biết trận động đất này có độ lớn 6,7 và xảy ra tại địa điểm nằm gần khu vực Kepulauan Babar của Indonesia.
Hiện chưa có thông tin về thương vong hai thiệt hại trọng trận động đất này.
Indonesia nằm trên Vành đai Lửa châu Á-Thái Bình Dương, thường xuyên hứng chịu các trận động đất lớn, trong đó nhiều trận động đất đã gây sóng thần khiến nhiều người thiệt mạng.
Hàng ngàn ha vườn cây đặc sản ở ĐBSCL bị thiệt hại do hạn mặn
Chiều 6/5, theo Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), mặc dù các ngành chức năng của huyện và chính quyền các xã, cùng nông dân triển khai nhiều giải pháp ứng phó với hạn mặn; nhưng do năm 2020 mặn đến sớm, xâm nhập sâu và kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể, đến thời điểm này toàn huyện có khoảng 1.600ha vườn cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, chôm chôm… cùng một số hoa màu bị thiệt hại, do nước mặn tấn công. Trong đó, có hơn 240ha vườn cây bị thiệt hại hoàn toàn; 720ha thiệt hại với tỷ lệ từ 50-70%; khoảng 240ha thiệt hại từ 30-50%; gần 400ha thiệt hại khoảng 30%...
Tại Tiền Giang, nhiều nông dân cũng thở dài vì vườn cây đặc sản bị ảnh hưởng hạn mặn. Ông Phan Văn Hoằng, Trưởng ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy cho biết, hiện nay thương lái thu mua sầu riêng tại vườn dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng nhiều nông dân không còn sầu riêng để bán do bị mặn tấn công mấy tháng nay, buộc phải hái bỏ bớt trái nhằm cứu vườn cây; một số vườn nếu còn giữ được trái chín thì bị ít lên cơm, chất lượng giảm… Ông Phan Văn Hoằng tính toán, trong 188ha vườn cây đặc sản ở ấp thì đã có 2ha chết hoàn toàn, 8ha bị còi cọc có nguy cơ chết, số vườn cây còn lại bị xuống sức, bởi nước mặn xâm nhập dài ngày. Hiện ngành chức năng hỗ trợ nông dân các giải pháp kỹ thuật nhằm sớm khôi phục lại vườn cây ăn trái.
P.V (tổng hợp)
0 nhận xét