Theo thiết kế, cống sông Cái Lớn có chiều rộng thông nước 455 m, gồm 11 khoang và âu thuyền rộng 15 m.
Cống sông Cái Bé có chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang và âu thuyền rộng 15 m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông. Đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê rộng 9 m, phần xe chạy 7 m.
Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.309 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ do Bộ NN&PTNT quản lý. Thời gian thực hiện dự án kể từ tháng 10/2019 và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2021.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án có các nhiệm vụ chính là kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên trên 384.000 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là gần 350.000 ha.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng nhiệm vụ của các công trình trong dự án này là giúp kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha. Kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng - chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp (do lún sụt đất); giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.
Dự án còn góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít và tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ngoài ra, dự án sẽ kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Dự án đã được bắt đầu nghiên cứu qua các đề tài khoa học từ những năm 2000, tới cuối năm 2018 thì hoàn tất giai đoạn chuẩn bị.
P.V (tổng hợp)
0 nhận xét