Open top menu
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Sáng nay, 7/11 chia sẻ trên trang cá nhân của mình, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch tại Việt Nam viết: “Lo thật. Ngày thứ hai liên tiếp đỏ rực. Theo dõi thì thấy ban ngày hôm qua bụi luôn ở mức cao, đến đêm 2-4h sáng thì lên đến đỉnh rồi xuống chút ít. Thời tiết không thuận, bụi chả chạy đi đâu được, cứ luẩn quẩn trên đầu. Lo thế. Chả biết đến bao giờ mới giảm. Phải nghiêm túc cương quyết khẩn trương giảm bụi thôi. Chả còn cách nào khác đâu. Mấy hôm nay đọc tin ô nhiễm ở Delhi đến mức nguy hiểm mà ái ngại cho mình quá”.

Ghi nhận kết quả tại 11 trạm quan trắc chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội cho thấy, trong sáng nay, 7/11, tất cả đều hiển thị màu đỏ rực. Theo đó, AQI trung bình đạt 166, mức ảnh hướng xấu tới sức khỏe, đặc biệt nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Trước đó, lúc 7h sáng nay 6/11, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận tại điểm đo 556 Nguyễn Văn Cừ, chỉ số AQI lên tới 210. Hệ thống quan trắc của Đại sứ quán Mỹ cũng ghi nhận chỉ số AQI lúc 6h lên tới 262 rất có hại cho sức khỏe. Hệ thống quan trắc PAMAir cũng cho thấy hơn 60 điểm đo ở Hà Nội đều ở ngưỡng đỏ (AQI từ 150-200) và tím (AQI từ 200-300).

Theo bảng phân cấp chỉ số AQI Mỹ , AQI từ 200-300 thuộc nhóm rất xấu, tất cả mọi người có thể gặp tác động nghiêm trọng do ô nhiễm không khí, nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp nên ở trong nhà, nhóm khác nên hạn chế ra ngoài.

Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Úc, AQI chỉ trên 150 thuộc nhóm rất kém, tất cả mọi người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Nguyên nhân của đợt ô nhiễm này, được các chuyên gia nhận định, có thể liên quan đến hiện tượng nghịch nhiệt vào mùa đông khiến không khí không khuếch tán được, giống như đợt ô nhiễm không khí kéo dài, cực kỳ nghiêm trọng cuối tháng 9 vừa qua.

Chia sẻ với báo Tiền Phong, ông Lê Thanh Hải, Tổng thư ký Hội khí tượng thủy văn Việt Nam, trong điều kiện trời gió lặng, quang mây, ở tầng khí quyển từ 300-1000m thường hình thành một lớp sương mù tầng thấp, ngăn không cho lớp không khí ở dưới xáo trộn khiến chất ô nhiễm không khuếch tán mà đọng lại ở sát mặt đất. Lớp sương mù này hình thành vào đêm và buổi sáng, tan đi vào buổi chiều. Vì vậy ô nhiễm không khí nghiêm trọng diễn ra từ đêm đến sáng, buổi chiều được cải thiện.

Còn trao đổi với báo Giao thông, GS Phạm Ngọc Đăng, chuyên gia môi trường cho biết, thời tiết hanh khô kèm theo nguồn thải bụi luôn ở mức cao từ phương tiện giao thông và các công trình xây dựng chính là nguyên nhân chất lượng không khí ở mức xấu.

GS Đăng cũng cho rằng, đó là những nguyên nhân “muôn thuở” cần phải có giải pháp tổng thể lâu dài mới giảm được nguồn gây bụi. Song Hà Nội không phải vì thế mà đổ lỗi cho khách quan được. “Trong khoảng 3 năm trở lại đây, cảm quan về chất lượng vệ sinh đô thị tại Hà Nội rõ ràng không ổn, thậm chí nhiều thời điểm ở mức kém”, ông Đăng nhận định.

Nhật Hạ (t/h)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét