Open top menu
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Báo Tiền phong đưa tin, vào lúc 8h00 sáng nay 10/11, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI tại 556 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) lên 264, ngưỡng tím theo cách tính của Mỹ, ngưỡng xấu theo cách tính của Việt Nam.

Tại Việt Trì, chỉ số AQI là 193, xấp xỉ ngưỡng tím. Đây là ngưỡng rất có hại cho tất cả mọi người, chỉ sau ngưỡng nâu (ngưỡng ô nhiễm nguy hại, cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe người).

Kết quả của các hệ thống quan trắc khác như Đại sứ quán Mỹ cũng cho thấy, cả 3 điểm đo đều ở ngưỡng AQI trên 200. Hệ thống PAMAir ghi nhận ô nhiễm không chỉ khắp miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình... mà còn mở rộng ra các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tại Vinh lúc 8h sáng nay, AQI lên 163- ngưỡng đỏ (ngưỡng có hại cho sức khỏe tất cả mọi người), cá biệt như Đức Thọ (Hà Tĩnh) có điểm đo lên tới 237-ngưỡng tím.

Ô nhiễm nghiêm trọng diễn ra vào buổi sáng và chiều tối, cải thiện vào buổi chiều. Theo Tổng cục Môi trường, chất lượng không khí tại Hà Nội đang có xu hướng đi xuống, nồng độ PM2.5 tăng dần qua các ngày. Khoảng thời gian ghi nhận có nồng độ PM2.5 tăng cao vào lúc nửa đêm buổi sáng, đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.

Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết, chất lượng không khí và điều kiện thời tiết trong tuần qua có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, thời tiết chủ yếu là khô hanh, ít gió, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn gây bất lợi cho việc khuếch tán các chất gây ô nhiễm có trong không khí, dẫn đến chỉ số chất lượng không khí tại các trạm quan trắc thường xuyên ở mức cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân Thủ đô.

Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội khuyến cáo, với điều kiện chất lượng không khí ở mức trung bình, nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài. Trong điều kiện chất lượng không khí ở mức kém, nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài.

Để chủ động trong việc cải thiện chất lượng không khí, theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Các khu vực dân ngoại thành không đốt rơm rạ.

Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông… để hạn chế phát thải chất gây ô nhiễm ra môi trường.

P.V (tổng hợp)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét