Chủ nhật, 19/03/2023 08:07 (GMT+7)
-Theo dõi MTĐT trên
Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường chịu tác động xấu từ con người và bị đe dọa nghiêm trọng. Pháp luật đã có quy định về giấy phép môi trường đối với một số hoạt động gây tác hại xấu cho môi trường. Vậy đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Phát biểu tại “Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi luật Bảo vệ môi trường 2020” do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức, ông Nguyễn Xuân Quang, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đã có 3 đợt hội thảo giải đáp và phổ biến những điểm mới về Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.
Về giấy phép môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường trước đây có một số thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Tài nguyên nước có giấy phép xả nước thải nguồn nước; Luật Thủy lợi có giấy phép xả nước thải ra môi trường thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường có giấy phép xác nhận đổ thải, giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Năm 2019, Nghị định 40 của Chính phủ có thêm giấy phép xả chất thải môi trường, song chưa được triển khai.
Tiếp đó, đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường.
Trong giấy phép môi trường lồng ghép giấy phép xả chất thải nguy hại (gồm xả nguồn tiếp nhận và xả vào công trình, giấy phép xử lý chất thải nguy thải, giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, sổ đăng ký xả thải chất thải.
Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2020, có nhiều băn khoăn về đối tượng cấp Giấy phép môi trường. Theo quy định trong điều 39 của luật bảo vệ môi trường, dự án thuộc nhóm 2, nhóm 3 có phát sinh khí thải nước thải phát sinh chất thải nguy hại thải ra môi trường
Trong Nghị định 08, nếu doanh nghiệp phát sinh từ 1000kg trở lên mới thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, về tiến độ cho các cơ sở hoạt động có lộ trình, tiêu chí môi trường phải đăng ký cấp giấy phép môi trường.
Như vậy, giấy phép môi trường bao gồm 5 đối tượng cần phải thực hiện:
Đối với các dự án đầu tư, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường
Dự án đầu tư ko thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường
Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm 3
Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm 3.
Đối tượng được miễn đăng ký môi trường bao gồm:
Căn cứ khoản 2, điều 49 luật BVMT 72/2020/QH14 quy định đối tượng miễn đăng ký môi trường bao gồm:
Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
Đối tượng khác.
Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn về đối tượng được miễn đăng ký môi trường gồm:
- Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
- Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
- Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.
– Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
– Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình; sản xuất phim điện ảnh, phim video; hoạt động truyền hình, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
– Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
– Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng có diện tích xây dựng dưới 200 m2.
– Dịch vụ ăn uống có diện tích nhà hàng dưới 200 m2.
– Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
– Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
– Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.
– Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 01 ha.
– Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
– Dự án, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa có lưu lượng nước thải dưới 10.000 m3/ngày đêm.
– Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
+ Không phát sinh khí thải phải xử lý;
+ Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh nước thải nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
+ Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.
0 nhận xét