Open top menu
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Trần Ngọc Sơn -  Chủ nhật, 26/06/2022 10:57 (GMT+7)

Những ngày hè cuối tháng 6, nhiệt độ ngoài trời luôn tăng ở ngưỡng 38 - 40 độ C. Mặc dù thời tiết nắng nóng ngột ngạt, oi bức vẫn không làm giảm đi khí thế nhộn nhịp của những người thợ thủ công ở làng nghề truyền thống mây tre đan xã Tăng Tiến,Việt Yên

Một buổi sáng ngày cuối tháng 6, như đã hẹn trước, 08 giờ 30 phút, chúng tôi có mặt cùng ông Thân Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Tăng Tiến ( huyện Việt Yên) và anh Thân Thế Nam, công chức văn hóa - xã hội, xã Tăng Tiến đi thăm làng nghề truyền thống mây tre đan Tăng Tiến có lịch sử từ thời Hậu Lê khoảng 300 năm về trước.

Xã Tăng Tiến nằm sát quốc lộ 1A - cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và hai khu công nghiệp Đình Trám và Song Khê - Nội Hoàng của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện Việt Yên khoảng 7 km về phía Đông Nam, cách trung tâm TP Bắc Giang khoảng 5 km về phía Tây Nam và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 55 km về phía Đông Bắc.

Trên đường đi thăm khu chợ bán tre, ông Thân Thế Nam, công chức văn hóa -  xã hội xã Tăng Tiến cho biết, xã Tăng Tiến có 5 thôn thì duy nhất thôn Thượng Phúc không còn hộ nào còn giữ nghề mây tre đan này nữa, còn lại 4 thôn: Bẩy; Chùa; Chằm và Phúc Long với gần 200 hộ vẫn duy trì được nghề từ đời các cụ để lại. Những năm của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi công nghiệp chưa phát triển, kinh tế xã hội khó khăn, bà con chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán, nhờ nghề truyền thống, gần như cả xã phát triển làng nghề, nhiều sản phẩm có thương hiệu xuất khẩu được nhiều nước biết đến. Từ đó, các gia đình tâm huyết với nghề phát triển kinh tế khấm khá lên. Nuôi con cái ăn học thành đạt, xây dựng nhà cửa, sắm tiện nghi sinh hoạt.

Lúc cao điểm, cả xã có đến hàng vài nghìn hộ dân làm nghề tre đan xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Các sản phẩm thủ công tạo ra phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Cày, cối xay thóc, gàu tát nước, cót thóc, rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia...Khi nền công nghiệp phát triển, một số dụng cụ đã còn không cần đến và một số được thay thế bằng các nguyên liệu nhựa. Sau này, công nghiệp dần phát triển, các nhà máy, công ty ra đời thu hút lực lượng lao động lớn, công nhân thu nhập cao, ổn định, giới trẻ không còn tâm huyết dẫn đến nghề mây tre đan dần bị thu hẹp. Hiện nay, xã chỉ còn khoảng gần 200 hộ gia đình và khoảng gần 50 hộ ở thôn Lực, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang giáp xã Tăng Tiếng còn duy trì làm nghề này. Ngày xưa kia, chợ tre họp theo phiên ở xã Tăng Tiến đông như hội, mỗi phiên chợ có hàng trăm người mua bán  tấp nập vào các ngày 1,4,6,9 (âm lịch) trong tháng.

tm-img-alt

Người dân mua tre ở chợ thôn Chùa, xã Tăng Tiến bằng phương tiện xe máy. Ảnh: TNS.

Tới thăm đại lý bán tre của gia đình bà Thân Thị Hiền, 62 tuổi ở thôn Chùa, xã Tăng Tiến. Gặp lúc bà Hiền đang cân tre bán cho khách hàng, bà Hiền cho chúng tôi hay, hai vợ chống bà gắn bó với công việc kinh doanh buôn tre này tại đây đã 40 năm từ thế kỷ trước.  Trước đây, chợ mây tre thôn Chùa bán nguyên liệu phục vụ cho cả các nơi về đây tiêu thụ. Cả thương lái các tỉnh cũng về họp chợ mua bán tre, nứa, song, mây, hèo đem đến chợ phiên thôn Chùa bày bán từ 4 giờ sáng, người mua bán đông nghịt có đến hàng trăm người. Nghề mây tre đan ngày một thu hẹp, đến nay cả xã Tăng Tiến chỉ còn 03 đại lý kinh doanh mặt hàng này tại thôn Chùa bán lẻ hàng cho số nhân dân 05 thôn trên hai xã Tăng Tiến Tân Mỹ còn duy trì sản xuất. Hoạt động mua bán, sản xuất hàng mây tre đan ngày càng thu nhỏ lại, vào khoảng năm 2010, khu chợ tre được cấp trên chuyển đổi quy hoạch thành chợ kinh doanh, buôn bán tổng hợp phục vụ đời sống bà con nhân dân. Những người tâm huyết với nghề buôn bán và kinh doanh mây, tre tự tìm địa điểm để duy trì hoạt động.

tm-img-alt

Bà Thân Thị Hiền, 62 tuổi ở thôn Chùa, xã Tăng Tiến cân tre dùng bán cho khách hàng.  Ảnh: TNS.

Tới đại lý kinh doanh bán tre dùng của Anh Lê Văn Tuấn, 45 tuổi ở thôn Chùa, xã Tăng Tiến, chúng tôi thấy có khoảng hơn chục người, phần lớn là phụ nữ đã có tuổi đang lựa chọn mua các đoạn ống  tre. Anh Tuấn chia sẻ: “ Mình thuê khu đất tạm này kinh doanh được 19 năm, giá hiện nay là 20 triệu đồng/năm. Tre bán có 05 loại giá, cụ thể: Loại 1 là 5000 đồng/kg; loại 2 là 4.000 đồng/kg, loại 3 là 3.000 đồng/kg; loại 4 là  4.000 đồng/kg; loại 5 là 5.000 đồng/kg”. Được biết, vợ chồng anh Tuấn dùng xe tải trọng lượng 7 tấn của gia đình lên tận huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)  mua về bán lẻ cho bà con làng nghề. Bình quân, mỗi tháng hai vợ chồng anh đi mua khoảng 7 tấn tương ứng với 50 tấn tre bán phục vụ khách hàng. 

tm-img-alt

Đại lý bán tre dùng của anh Lê Văn Tuấn 45 tuổi ở thôn Chùa, xã Tăng Tiến. Ảnh: TNS

tm-img-alt

Lựa chọn cắt tre theo kích cỡ phù hợp bán cho khách. Ảnh: TNS.

tm-img-alt

Chủ tịch UBND xã Tăng Tiến - Thân Văn Giang ( áo kẻ, thứ 3 từ phải sang trái) cùng tác giả bài viết( đầu tiên bên phải) tham quan đại lý kinh doanh tre dùng của gia đình anh Lê Văn Tuấn ở thôn Chùa, xã Tăng Tiến. Ảnh: TNS.

Chị Thân Thị Vinh, 49 tuổi ở thôn Phúc Long, xã Tăng Tiến tới mua tre của đại lý ở thôn Chùa về đan các sản phẩm khách đặt, chị tâm sự: “ Hè này, 02 cô con gái sinh viên Đại học được nghỉ về quê giúp mẹ, chị mua 1 tạ tre về đan “rá” xuất mình làm tranh thủ làm thêm, tính ra, bây giờ ngày công chỉ đạt 120.000 đ - 150.000 đồng/ngày công, ai làm cả ngày miệt mài thì được 200.000 đồng/ngày”.

tm-img-alt

Chị Thân Thị Vinh, 49 tuổi ở thôn Phúc Long, xã Tăng Tiến mua tre của đại lý anh Lê Văn Tuấn. Ảnh: TNS.

tm-img-alt

Chị Thân Thị Hải (ngoài cùng bên trái ) cùng các con sản xuất chiếc “ rá” mini xuất khẩu tại nhà. Ảnh: TNS.

Chị Thân Thị Hải, 40 tuổi ở thôn Phúc Long, xã Tăng Tiến đã 34 năm làm nghề đan lát, chị Hải kể: “ Được bà ngoại dạy mình đan từ khi lên 05 tuổi. Chồng mình làm thợ xây, 04 con trong gia đình đều được mẹ dạy đan từ bé. Nghỉ hè rảnh thì các con tranh thủ giúp đỡ bố mẹ. Thôn Phúc Long có 20 hộ gia đình nhận hợp đồng hoàn thiện sản phẩm cho gia đình. Nhà mình là một điểm đầu mối tập trung đóng hàng gửi đi cho khách. Ở đây, mấy năm trước kia, nhà mình còn sản xuất nhiều loại mặt hàng như: Mành tre để vẽ tranh, hộp đựng hoa quả, rổ, rá, tăm tre, khay, đĩa..., do đại dịch Covid-19 bị ảnh hưởng, hàng ế nên giờ chỉ còn làm mặt hàng “ rá” loại mi ni này thôi!”.

tm-img-alt

Cháu Thân Đức Toàn, 08 tuổi, thôn Phúc Long, học sinh lớp 8, Trường Tiểu học xã Tăng Tiến, nghỉ hè giúp mẹ nhận hàng của gia đình chị Thân Thị Hải nhận hàng mang về cùng giúp gia đình hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: TNS.

tm-img-alt

Bà con đi chợ mua tre, vận chuyển bằng xe đạp về nhà. Ảnh. TNS.

tm-img-alt

Bà Lê Thị Thuận,58 tuổi ở thôn Phúc Long, xã Tăng Tiến, tranh thủ lúc nông nhàn vừa trông cháu, vừa đan rổ, rá bán cho đại lý. Bà Thuận cho biết, mặc dù thu nhập ngày công chỉ đạt 50.000 đồng -70.000 đồng/ngày song bà vẫn tâm huyết với nghề của tổ tiên để lại. Ảnh: TNS.

tm-img-alt

Xe ô tô hàng của anh Nguyễn Văn Dũng, sn 1986, ở xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) chở tầm điếu cày tre hóp giao cho xưởng sản xuất điếu cày của gia đình anh Lê Văn Nhật, ở thôn Phúc Long, xã Tăng Tiến. Ảnh: TNS.

Đến cơ sở sản xuất điếu cày của gia đình anh Lê Văn Văn Nhật ở thôn Phúc Long, tình cờ, chúng tôi gặp chiếc ô tô tải đang xuống ống tre hóp vận chuyển vào khu xưởng gia đình anh Nhật. Anh tâm sự, cơ sở xưởng mây tre đan này gia đình anh thành lập từ năm 2015 đến nay vẫn luôn duy trì 10 lao động. Trước đây, xưởng chuyên sản hàng thủ công mây tre đan như: Rổ, giá, dần, sàng, hộp, làn, đĩa, khay xuất khẩu... Mấy năm gần đây, ảnh hưởng dịch Covid- 19, hàng bán chậm, anh chuyển sang sản xuất điếu cày giao đi các tỉnh thành. Mỗi tháng tiêu thụ khoảng 40.000 chiếc. Lương công nhân thu nhập ổn định từ 5,5 - 7,0 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, hàng tháng, vợ chồng anh thu lãi về khoảng từ 50 - 55  triệu đồng/ tháng. Anh Nhật thông tin thêm, mấy năm trở lại đây công việc làm ăn cạnh tranh, khó khăn hơn những năm trước. Nhiều sản phẩm làm ra từ mây tre đan trước đây giờ thay thế bằng các vật liệu khác, nguồn nguyên liệu nhập vào khan hiếm hơn, nhập hàng phải lấy xa hơn trước kia.

tm-img-alt
Công nhân vận chuyển ống tre hóp vào kho tại cơ sở sản xuất của gia đình anh Lê Văn Nhật. Ảnh: TNS
tm-img-alt
Anh Thân Thế Nam, công chức Văn hóa - xã hội xã Tăng Tiến (người đầu tiên bên trái) cùng vợ chồng anh Lê Văn Nhật xem mặt hàng điếu cày tại xưởng sản xuất. Ảnh: TNS
tm-img-alt
Cụ Nguyễn Thị Nhớn, 91 tuổi ở thôn Bẩy, xã Tăng Tiến ( người đầu tiên bên phải)  cùng cô con dâu đan những chiếc “xảo tre” phục vụ khách hàng. Ảnh: TNS

Trời về trưa, trời nắng to hơn, nhiệt độ ngoài nóng hầm hập, phả lên mặt bỏng rát, chiếc xe máy Dream Việt tiếp tục đưa chúng tôi đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thị Nhớn ở thôn Bẩy, xã Tăng Tiến. Sau khi chào hỏi, qua lời giới thiệu của người con dâu 59 tuổi, được biết, cụ Nhớn nay thọ tròn 91 tuổi, tuy đôi tai đã không còn thính nhưng đôi mắt và đôi bàn tay tuổi già vẫn biết kết hợp, miệt mài làm ra những sản phẩm truyền thống quê hương. Nhìn cụ cúi người gù rạp xuống, thao tác đan những nan tre, trong tôi dâng trào một cảm xúc khâm phục về tình yêu nghề đã ăn sâu trong của cụ. Trộm nghĩ, chắc đến khi sức khỏe bản thân cụ còn tự ngồi vững được nữa, cụ mới chia tay với nghề đan lát này.

tm-img-alt

Ông Đinh Văn Tỉnh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Mây tre đan Tăng Tiến - Bắc Giang giới thiệu chiếc quạt trang trí treo tường, một sản phẩm xuất khẩu của công ty. Ảnh: TNS. 

Điểm cuối chúng tôi tới thăm là Công ty TNHH MTV Mây tre Tăng Tiến - Bắc Giang tại địa chỉ thôn Chùa, xã Tăng Tiến. “ Năm 1999, mình thành lập Hợp tác xã mây tre Tăng Tiến, sau này xã hội phát triển nên mình đổi tên thành công ty cho phù hợp hoạt động. Khoảng 10 năm về trước, tổng số công nhân của công ty mình luôn duy trì trên 100 người. Chục năm trở lại đây, công nghiệp hóa phát triển bùng nổ, nhu cầu thị trường sử dụng sản phẩm mây tre đan trong nước rất ít, các gia đình trong làng nghề dần bỏ nghề đi làm các nhà máy, công ty. Hiện nay, công ty chỉ còn hơn chục công nhân lao động sản xuất các mặt hàng như: Khăn tre trải bàn; đèn lồng; rèm cửa; quạt trang trí; túi xách; hộp; khay...để xuất khẩu đi thị trường các nước: Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc; Mỹ; Châu Âu”, - ông Đinh Văn Tỉnh 65 tuổi - Giám đốc công ty chia sẻ.

tm-img-alt

Em Thân Thị Hiền, 20 tuổi ở thôn Phúc Long, là sinh viên Trường Đại học Kinh tế KTCN Hà Nội tranh thủ dịp nghỉ hè làm hợp đồng sản xuất dệt rèm cửa cho Công ty  TNHH MTV Mây tre đan Tăng Tiến - Bắc Giang. Ảnh: TNS.

tm-img-alt

Công nhân Công ty TNHH MTV Mây tre đan Tăng Tiến - Bắc Giang hoàn thiện sản phẩm quạt trang trí xuất khẩu. Ảnh: TNS.

tm-img-alt

Một góc phân xưởng dệt của Công ty TNHH MTV Mây tre đan Tăng Tiến - Bắc Giang. Ảnh: TNS.

“ Trước thực trạng làng nghề truyền thống mây tre đan ở Tăng Tiến đang mai một trước tốc độ công nghiệp xã hội phát triển. Để phát triển khôi phục, duy trì mở rộng làng nghề ở xã Tăng Tiến hiện nay không dần bị mai một, cần sớm có sự quan tâm vào cuộc của các cấp Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hỗ trợ công tác bảo tồn, duy trì và khôi phục, tạo đà phát triển mở rộng bền vững theo giai đoạn, kế hoạch cụ thể phù hợp với thực trạng hiện nay. Đồng thời định hướng bao tiêu, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích người dân làng nghề tâm huyết giữ nghề để phát triển kinh tế ổn định. Tổ chức các lớp tập huấn, Marketing thương mại các sản phẩm. Song song phát triển làng nghề gắn với phát triển kinh doanh du lich tham quan trải nghiệm”, ông Thân Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Tăng Tiến trăn trở./.

tm-img-alt
--

Adblock test (Why?)

Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét