Thứ ba, 11/01/2022 16:04 (GMT+7)
-Trong những ngày TPHCM phải giãn cách vì Covid-19, cả cộng đồng chạy bộ đã không hề ngồi yên mà vẫn “chạy” theo những cách thức khác nhau để hỗ trợ bệnh nhân và những người dân gặp khó khăn.
Những người chạy bộ phong trào một lần nữa cho thấy, chạy bộ không chỉ đem lại sức khỏe, tạo sức đề kháng với virus mà còn giúp các runner làm được nhiều việc ý nghĩa.
CLB CHẠY SRC - SUNDAY RUNNING CLUB:
Chia sẻ - Trách nhiệm - Kết nối
Suốt thời gian đỉnh dịch của Sài Gòn, SRC đã thực hiện tổng cộng 21 đợt ghé thăm các bệnh viện và trạm, y tế để gửi tặng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Ngày đầu tiên SRC kêu gọi sự hỗ trợ từ mọi người là ngày 28/7 và bắt đầu thực hiện chuyến đi đầu tiên sau đó 2 ngày, anh Minh Nguyễn, một trong các thành viên ban quản trị của SRC - Sunday Running Club, nhớ lại.
SRC là câu lạc bộ chạy lâu đời trong cộng đổng chạy bộ phong trào với tôn chỉ mục đích Chia sẻ - Trách nhiệm - Kết nối (dịch từ tiếng Anh Sharing - Responsibility - Connecting).“Lúc cao điểm của đại dịch, việc ra đường rất khó. Chúng tôi may mắn khi nhận được sự hỗ trợ phương tiện, giấy phép đi lại vì không phải, ai cũng được phép ra ngoài nếu không có việc cần thiết. SRC nhắm đến đối tượng chính là các bệnh viện dã chiến và trung tâm y tế, lực lượng tiền tuyến nhằm đảm bảo chất lượng công việc, đúng trọng tâm. Đây là những nơi rất cần sự hỗ trợ chung tay của cộng đồng khi các nguồn lực đều thiếu”, anh Minh chia sẻ.
Biết được ý nghĩa của chương trình thông qua thông tin chia sẻ trên cộng đổng chạy bộ SRC, nhiều mạnh thường quân đã liên hệ tặng đồ bảo hộ y tế, sữa dinh dưỡng để ủng hộ.
“Nếu chỉ đọc thông tin qua các phương tiện truyền thông thì chúng tôi không thể hình dung ra hết được sự khó khăn, thiếu thốn của lực lượng y tế. Khi đến bệnh viện dã chiến Bình Chánh, chúng tôi mới thấy tận mắt sự nguy hiểm của COVID-19 rình rập bất cứ ai. Thời điểm ấy, nhiều người dân chưa tiêm vắc xin nên cái gì cũng sợ. Chúng tôi phải rất cẩn thận để bảo vệ bản thân, mang trang phục bảo hộ rất kỹ càng để giữ an toàn cho mình và mọi người”.
Ngoài tiếp tế cho tuyến đầu, SRC cũng có hỗ trợ vận chuyển hoa quả cho bà con nhưng nhu cầu của người dân thành phố rất lớn trong khi khả năng của nhóm có hạn. Nhiều lần, chúng tôi phải kết nối với các nhóm khác để có thể đưa hết đồ ủng hộ đến cho bà con.
CLB PICKUP AND FRIENDS (PNF):
Vận chuyển oxy miễn phí cấp cứu cho 4.000 ca
Dù không phải là runner thường xuyên tham gia các giải chạy bộ song anh Luk Ban La, Chủ tịch CLB Pickup And Friends (PNF), có sự kết nối khăng khít với cộng đồng chạy bộ.
Câu lạc bộ PNF đã có những sự hỗ trợ to lớn trong việc giao vận hàng thiết yếu: thuốc men, lương thực, thực phẩm, bình oxy đi khắp thành phố trong thời điểm đỉnh dịch.
Chúng tôi có khoảng 150 xe đăng ký tham gia tình nguyện trong thời gian Sài Gòn phải giãn cách xã hội. Những chiếc xe “0 đồng” đã phát huy hiệu quả. PNF phối hợp với các chính quyền địa phương vận chuyên hàng hóa 0 đồng, hàng cứu trợ đến những nơi cần nhận sự giúp đỡ.
Chia sẻ - Trách nhiệm - Kết nối cũng là tiêu chí hoạt động của CLB Pickup And Friends trong những ngày chống dịch. Suốt hơn 3 tháng ròng rã từ tháng 6 đến tháng 9 (riêng đội Oxy miễn phí hoạt động đến ngày 31/10), PNF thực hiện cấp cứu oxy cho khoảng 4.000 ca.
Tất cả các hoạt động của đội xe đều do các thành viên tự nguyện bỏ tiền, thời gian, chi phí bảo dưỡng... Nếu tính khoản này, mỗi tài xế đã phải bỏ ra hàng chục đến hàng trăm triệu đồng trong 3 tháng đóng vai “người vận chuyển”.
“Anh em làm việc quên mình, căng thẳng như bước vào trận chiến vậy. Hồi tháng 7 khi Sài Gòn báo động quá, chúng tôi kêu gọi đóng góp mua bình oxy. PNF lập riêng một đội Oxy để vận chuyển bình đến các nơi có bệnh nhân cần thở oxy”, anh Lulc Ban La cho biết.
Chúng tôi xác định cống hiến càng nhiều càng tốt nên có đặt ra quy định khắt khe nhằm bảo đảm an toàn cho mình và mọi người. Nếu ai đó bị F1 thì phải tự cách ly 1 tuần, xét nghiệm âm tính rồi mới được đi làm tiếp. Tài xế bắt buộc mặc đồ bảo hộ kín hết toàn thân, hạn chế ra khỏi xe. Nguyên tắc là vậy nhưng khi va chạm thực tế thì không phải lúc nào cũng như ý muốn. Có gia đình mà chúng tôi đến, cả nhà là F0 nên không ra lấy được, tài xế buộc phải vác bình oxy lên (hoặc xuống khi thu lại vỏ bình) tận mấy tầng lầu. Các bình oxy khi được tháo lắp trải qua nhiều bước khử khuẩn để hạn chế rủi ro. Nhiều tài xế sau dịch bị đau lưng do bốc vác nặng nhiều.
PNF cũng đã phối hợp với SRC chuyên chở nhiều hàng cứu trợ cho các viện. “Đại dịch thì không có bài học nào học trước cả. Mọi người đều vừa làm vừa dò đường, tất cả bỏ hết cái tôi ra một bên vì một mục đích chung, cứu sống càng nhiều người bệnh càng tốt”.
CÂU LẠC BỘ CHẠY DOCTORS AND FRIENDS:
Quyên góp GEL năng lượng, viên muối điện giải ủng hộ tuyến đấu chống dịch
Xuất phát từ việc thấy các y bác sĩ, nhất là các bác sỹ và điều dưỡng nữ đang ở trong viện dã chiến mất điện giải rất nhiều, nhất là ca ban ngày. Trong ca làm việc, đội ngũ y bác sĩ không được nghỉ ngơi ăn uống và đi vệ sinh để tránh lây nhiễm và tiết kiệm đổ bảo hộ, nhiều bạn nữ cố gắng làm việc trong 2 tiếng thi hoa mắt chóng mặt không chịu nổi, hết ca làm về, cởi bộ bảo hộ ra thì cơ thể mất nước da tay da chân nhăn nhúm, teo tóp bợt trắng lại, và nhất là tình trạng bị co rút cơ. Nhiều người thử lấy tay gãi đầu không được vì các ngón tay cứ quắp lại. Tôi đã mua trước một ít gel năng lượng và muối điện giải vẫn được các runner sử dụng khi luyện tập, thi đấu gửi cho các em ấy dùng thử và thấy hiệu quả nên tôi đi xin quyên góp từ cộng đồng chạy bộ, chị Mỹ Châu, thành viên của câu lạc bộ chạy Doctors and Friends (D&F) chia sẻ về việc ủng hộ “đặc sản” của runner ở mỗi giải chạy thay vì các đồ thực phẩm khác.
D&F là nhóm chạy bộ với đa số thành viên là bác sĩ hiện đang công tác tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện K và một số bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội. Trong thời kỳ đỉnh dịch, D&F có ít nhất 2 bác sĩ làm trưởng đoàn chi viện cho miền Nam. Bác sĩ Lưu Quang Thùy (Bệnh viện Việt Đức) tham gia chổng dịch ở viện dã chiến số 13 và bác sĩ Đoàn Trọng Tú.
Trong những ngày căng thẳng nhất do đại dịch COVID, tại Sài Gòn vẫn hiện diện những đội quân tình nguyện đến với những điểm nóng nhất, những nơi căng thẳng nhất vì dịch bệnh. Trong đó ấn tượng nhất là đội nghệ sỹ tình nguyện đến từ Nhà văn hóa (NVH) Thanh Niên TPHCM. Họ tạm xa ánh đèn sân khấu lung linh, tạm xa những bộ thời trang mỹ miều để cùng đứng chung trong màu áo tình nguyện
Xung phong nơi tuyến đầu
MC Quỳnh Hoa - Đội trưởng đội tình nguyện viên nghệ sỹ thuộc NVH Thanh Niên nhớ lại những ngày đầu thành lập đội. Đó là vào buổi tối của ngày 29/5/2021, ngày căng thẳng đầu tiên khi thành phổ phát hiện những ổ dịch COVID-19 đang lan rộng ra khắp thành phố. Hội LHTNVN TPHCM đã khẩn cấp phát đi thông tin cần các tình nguyện viên hỗ trợ lực lượng y tế làm xuyên đêm để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. “Tôi nhận được thông tin thì đã khá khuya nhưng khi vừa đăng thông tin trên facebook cá nhân đã có 5 nghệ sỹ nhận lời tham gia cùng với chúng tôi”- Quỳnh Hoa kể.
Nhưng đó chỉ là ngày đầu tiên, còn những ngày sau lực lượng y tế thành phố vẫn phải nỗ lực làm hết sức mình để lấy mẫu các khu dân cư, Quỳnh Hoa lại tiếp tục đăng lời kêu gọi. Và những nghệ sỹ tự động truyền tin cho nhau, rủ nhau tới đăng ký. Con số thành viên trong đội cứ lớn dần và theo thống kê, cho tới hết đợt dịch cao điểm kéo dài 140 ngày tại TPHCM, đã có tới trên 130 nghệ sỹ tham gia các hoạt động tình nguyện trong đội nghệ sỹ tình nguyện.
Quỳnh Hoa kể thêm: “Ban đầu các nghệ sỹ chúng tôi chỉ tham gia giúp các nhân viên y tế trong việc lấy mẫu xét nghiệm. Nhưng trên tuyến đầu, nhân lực ít, nhiều công việc phát sinh nên dẩn dần các nghệ sỹ chúng tôi trở thành những người... đa năng khi phải làm rất nhiều công việc, từ việc dọn dẹp các khu cách ly, chăm sóc người bệnh cho tới việc đi chợ mua hàng giúp dân, vận động tài trợ rồi tổ chức nấu và phân phát thức ăn đến cả tư vấn tâm lý, cắt tóc cho các y bác sỹ và rồi còn tổ chức các chương trình văn nghệ”.
Trong nhật ký của mình, MC Quỳnh Hoa ghi:
“...Chiều 12/6/2021, BV Nhiệt đới TPHCM bị phong tỏa lúc 20 giờ, các bác sĩ không có nước uống, không có thực phẩm dự trữ. Cả team đành phải gom tất cả xe cá nhân giúp chở đồ tiếp tế lên bệnh viện, may mà kịp trước giờ phong tỏa. Rồi 4 ngày sau đó, các nghệ sĩ có mặt tại bếp ăn thiện nguyện từ 4h30 sáng để chia các phần ăn sáng cho y bác sĩ BV Nhiệt đới. Nhiều nghệ sỹ sợ ngủ quên nên thức luôn tới sáng để làm rồi mới về ngủ bù...
...Ngày 21/6/2021, chiến dịch tiêm vắc-xin lớn đầu tiên của TPHCM diễn ra, cả team mấy chục người bám trụ suốt mấy ngày liền ở Nhà thi đấu Phú Thọ để điều phối. Có hôm nóng quá lại mặc bảo hộ nilon, cả đám ngắc ngư không thở nổi, có người đã ngất xỉu. Nhưng vừa tỉnh dậy lại tiếp tục bắt tay vào việc...
...Ngày 26/6, gần 1 tháng đi liên tục không nghỉ tại các điểm dịch bùng phát, chưa tình nguyện viên nghệ sĩ nào được tiêm vắc xin, ơn giời không ai bị nhiễm. Nhớ có lần cả nhóm tiếp xúc nhân viên y tế làm chung bị F0, tất cả phải đi test, có nghệ sĩ nhỏ nhất nhóm vừa là MC vừa là sinh viên, cả đêm đó cậu run lẩy bẩy ngồi một góc khấn cho tất cả âm tính. Kết quả an toàn, cả đám mừng rỡ lại đi tiếp...”.
Những trang nhật ký của Quỳnh Hoa cứ kéo dài hằng ngày liên tục suốt mấy tháng với những câu chuyện vui buồn, những tâm tư trăn trở của những đội viên trong đội... Nhưng theo Quỳnh Hoa, sự ghi nhận của cô chưa thể tả hết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của những người chiến sỹ- nghệ sỹ nơi tuyến đầu bởi để hoàn thành tốt công việc nơi tuyến đẩu, họ đã phải vượt qua nhiều khó khăn, những định kiến và những hiểm nguy mà họ phải đối mặt hằng ngày.
Và câu chuyện truyền cảm hứng
Hoa hậu H’Hen Niê là một trong những thành viên tích cực của đội tình nguyện nghệ sỹ khi cô không nề hà bất cứ việc gì được giao. Chia sẻ về bản thân, H’Hen Niê nói: “Trong lúc dịch bệnh căng thẳng tôi không nghĩ mình là Hoa hậu, tôi là một thanh niên, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội như bao thanh niên khác”. H’Hen Niê cũng kể khi đi làm từ thiện, trong bộ đồ từ thiện nhưng vẫn có người nhận ra cô. Họ không tin đó là cô hoa hậu mà chỉ nhân viên y tế.
Ca sỹ Phương Thanh trong suốt những ngày dịch bệnh căng thẳng cũng không có buổi nào vắng mặt, từ việc điều phối bệnh nhân, nấu ăn, phân phát thức ăn cho tới cả cắt tóc cho các nhân viên y tế, Phương Thanh đều tham gia tích cực. Khi xong công việc, Phương Thanh lại cầm mic lên sân khấu dã chiến, cất tiếng hát gửi tặng các y bác sỹ các bệnh nhân. Chỉ bằng chiếc loa kẹo kéo và không có sân khấu hoành tráng, cô ca sỹ nhỏ bé vẫn say mê hát những ca khúc quen thuộc đã từng đưa Phương Thanh thành ca sỹ hàng đầu ngày nào.
Phương Thanh cho biết được hát trên sân khấu dã chiến, giữa tâm dịch là một trải nghiệm mà cô không thể nào quên: “Suốt bao năm đi hát, tôi cảm thấy được hát ở nơi đây mới mang nhiều ý nghĩa nhất. Từ giọng hát chúng tôi cùng nhau tạo nên năng lượng tích cực, truyền ngọn lửa mạnh mẽ cho tinh thần cho các y bác sĩ và những bệnh nhân”.
Còn ca sỹ Quốc Đại cho biết trong những ngày tình nguyện, ngày nàoanh cũng trong bộ đồ bảo hộ từ sáng tới tối, rất mệt và khó chịu. Những ngày đầu tiên, Quốc Đại từng có cảm giác bị kiệt sức. Nhưng mọi người trong đội đã động viên, giúp Quốc Đại vượt qua.
Theo Quỳnh Hoa, trong những ngày đại dịch đội nghệ sỹ tình nguyện đã tổ chức được hàng trăm đêm nhạc dã chiến để động viên tinh thần những người nơi tuyến đầu. Sức lan tỏa của các đêm nhạc mạnh mẽ tới mức có những đêm thu hút cả chục nghìn khán giả đón xem, hàng trăm nghệ sỹ nổi tiếng cũng tình nguyện đăng ký vào biểu diễn nơi tâm dịch. Tiếng kèn da diết của nghệ sỹ Trần Mạnh Tuấn, giọng hát hùng tráng của NSND Tạ Minh Tâm hay giọng ca của những ca sỹ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Tóc Tiên... cũng vang lên nơi khu cách ly. Ca sỹ Quốc Đại cho biết: “Chúng tôi đến không phải để xây dựng giá trị cho mình, mà đi để thấy mình còn giá trị. Và qua những lần truyền lửa như thế này, chúng tôi thấy bản thân trưởng thành hơn rất nhiều.
Tài liệu tham khảo
1. Thanh Phong “Chạy qua những ngày gian khó”
2. Trọng Thịnh “Họ là những nghệ sĩ , chiến sĩ”
0 nhận xét