Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ làm Trưởng ban. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Phó Trưởng ban Thường trực. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và đại diện lãnh đạo Sở Y tế làm Phó Trưởng ban.
Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Kon Tum năm 2019 |
Thành viên gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum.
Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp địa phương. Xem xét kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị tham gia ứng phó sự cố, lập và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn (5-10 năm), ngắn hạn (3-5 năm) và hàng năm. Xây dựng mục tiêu, chiến lược và giải quyết sự phối hợp thiếu đồng bộ liên quan tới chức năng, trách nhiệm, quyền hạn, phân bố nguồn lực và quyền ưu tiên giữa các tổ chức ứng phó sự cố. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc cung cấp thông tin, như: phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện dự phòng. Thiết lập trung tâm ứng phó sự cố tỉnh được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố. Thiết lập hệ thống phát hiện, nhận dạng, phân loại, thông báo và khởi động ứng phó sự cố phù hợp với quy định pháp luật. Huy động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của tỉnh tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố. Kịp thời báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn về sự cố xảy ra trong tỉnh và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của địa phương. Xem xét các tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lâu dài tới phúc lợi xã hội và ảnh hưởng khác. Tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố khi có thay đổi ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố. Huy động nhân lực, phương tiện của tỉnh theo điều động của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trong ứng phó sự cố cấp quốc gia.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Kon Tum và Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về điều chỉnh nhân sự Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh.
Căn cứ Quyết định này, Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh bổ sung, điều chỉnh Quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp theo quy định. Trưởng ban được sử dụng con dấu của UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ huy. Phó Trưởng ban Thường trực được sử dụng con dấu của Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ huy.
0 nhận xét