Open top menu
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

Sau ba lần tạm hoãn, Đại hội Hội Nhà văn TP.HCM nhiệm kỳ VIII (2020-2025) vừa diễn ra phiên trù bị ngày 14/1. Cuối ngày, Đại hội đã bầu ra được Ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Theo đó, 11 thành viên trong Ban chấp hành mới gồm: nhà văn Bích Ngân, Trầm Hương, Bùi Anh Tấn, Nguyên Hùng, Phương Huyền, các nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Phan Trung Thành, Bùi Phan Thảo, Phùng Hiệu, Phạm Sỹ Sáu và Huệ Triệu.

Đại hội Nhà văn TPHCM khóa VIII diễn ra ngày 14/1

Trước đó, Đại hội giới thiệu nhân sự dự kiến cho Ban chấp hành khóa VIII gồm 11 thành viên: Trịnh Bích Ngân, Phan Trung Thành, Trầm Hương, Phạm Sỹ Sáu, Phan Hoàng, Nguyên Hùng, Trương Nam Hương, Xuân Trường, Lê Thị Kim, Huệ Triệu và Trần Nhã Thụy.

Tuy nhiên, nhà văn Trần Nhã Thụy cùng ba nhà thơ Phan Hoàng, Trương Nam Hương, Lê Thị Kim có lời xin rút khỏi danh sách đề cử. Tại Đại hội, các ứng viên tự ứng cử và được đề cử bổ sung 11 thành viên. Sau đó Đại hội tiến hành bỏ phiếu kín.

Như vậy, đội ngũ ban chấp hành đã được "trẻ hóa" - dù số tuổi được xem là "trẻ" của hội viên Hội Nhà văn TP.HCM tính từ tuổi ngoài 40 đến tuổi 55 (theo thống kê, số tuổi trung bình của hội viên Hội Nhà văn TP.HCM hiện là 61).

Nhiều trại sáng tác được tổ chức trong nhiệm kỳ 2015-2020 - Ảnh: Trại sáng tác ở Đà Lạt trong năm 2020

Ban chấp hành khóa VII có Chủ tịch Trần Văn Tuấn (sinh năm 1950), Phó Chủ tịch thường trực Phạm Sỹ Sáu (sinh năm 1956), Phó Chủ tịch Phan Hoàng (sinh năm 1967), nhà thơ Trương Nam Hương - Ủy viên (sinh năm 1963)…Nhiều người đã tham gia ban chấp hành qua nhiều nhiệm kỳ.

Đại hội lần này cũng đặt nhiều kỳ vọng về sự có mặt của những người viết trẻ hơn vào trong đội ngũ ban chấp hành khóa VIII. Các nhà văn Phương Huyền (sinh năm 1982), nhà thơ Lê Thiếu Nhơn (1972), nhà thơ Phùng Hiệu (sinh năm 1976)…nhận được nhiều phiếu bầu của đại biểu cũng chính là phản ánh đúng mong muốn của Đại hội.

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VII, Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Trần Văn Tuấn cho biết, trong nhiệm kỳ qua Hội đã đầu tư hỗ trợ tác phẩm cho hơn 200 tác phẩm văn học (gồm các thể loại: thơ, tiểu thuyết, tập truyện ngắn, sách lý luận phê bình), tổ chức 5 trại sáng tác, 9 chuyến đi thực tế tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên…

Ngân sách Nhà nước cấp cho Hội Nhà Văn TP.HCM với số tiền trên 8,3 tỷ đồng được dùng cho các trại sáng tác, tham quan thực tế, đầu tư hỗ trợ tác giả, hội nghị/hội thảo, xuất bản sách, tổ chức Nguyên tiêu, trợ cấp Văn nghệ sĩ trên 70 tuổi cùng các chi phí thường xuyên.

“Nét nổi bật nhất của Hội Nhà văn TPHCM trong nhiệm kỳ qua là kết nghĩa, hợp tác, phối hợp hoạt động với các tổ chức xã hội: Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Trung tâm sinh thái Mã Đà (Đồng Nai), các Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh miền đông và tây Nam bộ, các trường đại học…; giao lưu với các đoàn nhà văn Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đặc biệt phối hợp với Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM thực hiện các chương trình giới thiệu tác giả-tác phẩm; tổ chức các hội thảo văn chương ý nghĩa: Văn học với đề tài chiến tranh, Văn học với đề tài lịch sử, Nhận diện văn học trẻ TPHCM…” – ông Trần Văn Tuấn nói thêm; Đồng thời ông cũng nhận trách nhiệm về những thiếu sót trong việc chậm trễ tổ chức đại hội lần này lẫn cách xử lý còn nhiều lúng túng trong công tác hội gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ…

Trong báo cáo tổng kết của Ban kiểm tra (nhiệm kỳ 2015-2020), Trưởng ban kiểm tra – nhà văn Trần Nhã Thụy cũng nêu rõ những trường hợp liên quan đến cá nhân: đơn tố cáo của nhà thơ Từ Quốc Hoài về việc phát ngôn của nhà thơ Phan Hoàng, đơn tố cáo hội viên Nguyễn Thị Thanh Long đạo thơ. Cả hai trường hợp đều đã được ban chấp hành nhiệm kỳ VII làm việc kỹ lưỡng, báo cáo đến lãnh đạo Hội bằng văn bản.

Có khoảng 230/466 hội viên tham dự Đại hội trù bị, con số vừa đủ hợp lệ để tiến hành bỏ phiếu bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Nhưng sự vắng mặt của phân nửa số lượng hội viên cũng là diều đáng tiếc. Ai vắng mặt sẽ bị mất quyền bỏ phiếu, phiếu bầu ủy quyền cũng không hợp lệ. Sự vắng mặt ấy cũng là một “diễn ngôn” thể hiện sự thờ ơ, không mặn mà quan tâm đến công tác hội của số đông hội viên, đặc biệt là những người trẻ.

Theo thông tin mới nhất, Hội Nhà văn TP.HCM đã có tân Chủ tịch là nhà văn Trịnh Bích Ngân. Hai Phó chủ tịch là nhà văn Bùi Anh Tấn và nhà văn Trầm Hương.

Chương trình Đại hội chính thức sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/1, Ban chấp hành nhiệm kỳ mới ra mắt, tổ chức khen thưởng các tập thể khóa VII.

Let's block ads! (Why?)

Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét