Open top menu
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Câu hỏi: Ngày 04/8/2020, Tôi và ông Nguyễn Văn A, bà Nguyễn Thị B ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 220m2, tại Văn phòng Công chứng XY. Sau khi ký kết, tôi đã đi nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội đường Hoàng Minh Giám. Tuy nhiên, đến ngày nhận kết quả thì bà B và ông A xảy ra bất đồng, không thống nhất nên đã làm Đơn đề nghị gửi đến UBND thành phố Hà Nội, Văn phòng đăng ký đất đai để yêu cầu dừng việc sang tên, không chuyển nhượng nữa. Hiện nay, tôi đã bàn giao toàn bộ số tiền chuyển nhượng cho vợ chồng ông A, bà B, xin hỏi: tôi phải làm gì để được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 thì Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2015: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.”

Như vậy, Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Do đó, đối với trường hợp của bạn thì khi Văn phòng Công chứng đã thực hiện công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng đó có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Và Bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Văn A, bà Nguyễn Thị B phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện, tuân thủ theo đúng nội dung, điều khoản đã thoả thuận rõ trong hợp đồng chuyển nhượng, đặc biệt là không được gây khó khăn, cản trở trong quá trình sang tên quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp ông A, bà B không tuân thủ và gây khó khăn, cản trở, có đơn đề nghị yêu cầu dừng việc sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng cho bạn thì bạn có thể trao đổi, thương lượng, hoà giải giữa các bên để tìm ra giải pháp, hướng giải quyết tốt nhất. Trường hợp không thoả thuận, thương lượng được thì bạn có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện (quận, thị xã, huyện) để yêu cầu ông A, bà B tuân thủ, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng và bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Tòa nhà New Skyline KĐTVăn Quán,Văn Quán, Q.Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396
Email: Haiminhlawfirm@gmail.com

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét