Open top menu
Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô và công suất khác nhau đã được quy hoạch và xây dựng ồ ạt tại miền Trung, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh ở Tây Nguyên.

Nhìn chung, thủy điện hiện đang đóng góp khoảng 35% - 40% sản lượng năng lượng quốc gia. Nhưng sự phát triển ồ ạt các nhà máy thủy điện đã làm gia tăng các vấn đề môi trường - xã hội và chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả bất lợi, trong đó điển hình nhất là những hệ lụy thiên tai từ việc mất rừng.

Theo tính toán của một chuyên gia, để làm 160 dự án thủy điện, phải mất 20.000ha rừng, trung bình mỗi dự án thủy điện được hình thành, sẽ có 125ha rừng bị xóa sổ. Một thống kê khác cũng cho thấy, cứ 1 MW điện sẽ mất 10ha rừng. Từ thực tế xây dựng các nhà máy thủy điện: Sông Tranh 2, Krong Kma đã khiến cho diện tích rừng bị mất khá lớn, chưa kể nhiều hệ lụy khác như mất đất, tranh chấp nước giữa thủy lợi và thủy điện...

Tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế -xã hội theo chương trình kỳ họp thứ 10 của Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

“Phải xem xét vấn đề thủy điện nhỏ để tiếp tục hạn chế việc phá rừng. Nghị quyết Quốc hội đã ban hành, những công trình nào lấy đất rừng thì phải trình ra Quốc hội. Với những công trình thủy điện nhỏ, tôi đồng ý với các đồng chí là nên rất hạn chế".

Trong những ngày vừa qua ngập lụt nghiêm trọng diễn ra ở miền Trung, vấn đề an toàn của các đập, hồ thủy điện cũng như việc vận hành xả lũ một lần nữa được đặt ra. PGS.TS. Vũ Thanh Ca, giảng viên Đại học Tài nguyên và Môi trường, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cho rằng, thiên tai ngày càng có xu hướng gia tăng do biến đổi khí hậu. Miền Trung đã và đang trải qua những khó khăn vô cùng lớn do lũ lụt. Nhiều người nói thuỷ điện là nguyên nhân khiến tình trạng lũ thêm trầm trọng.

PGS.TS. Vũ Thanh Ca, giảng viên Đại học Tài nguyên và Môi trường, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo. (Ảnh Internet).

Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội sáng 3/11, một số đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề xây dựng dự án thủy điện nhỏ và vừa, đánh mất diện tích rừng tự nhiên.

Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị), lũ lụt, thiên tai xảy ra những ngày qua có phần do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đất khô bị mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở... Nhưng phải kể đến việc thời gian qua chúng ta đã mất diện tích rừng tự nhiên quá nhiều, khiến cho hậu quả thiên tai dữ dội hơn, nặng nề hơn.

Sau gần chục năm trải thảm đỏ thu hút đầu tư, giờ đây, một số tỉnh đi đầu trong “phong trào phát triển năng lượng” ở miền Bắc như Hà Giang, Cao Bằng hay các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên là Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Gia Lai,… đã và đang phải hứng chịu hàng loạt hệ lụy: Mất rừng, sông suối cạn trơ đáy, suy giảm lượng phù sa, mưa lũ, sạt lở đất…

Đi tìm giải pháp, PGS.TS Vũ Thanh Ca đề xuất, các đập thủy điện cần phải được quy hoạch một cách hợp lý, tránh làm ngập các khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng về môi trường, sinh thái. Cần xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình xả lũ và chạy thủy điện để đảm bảo dòng chảy môi trường cũng như không làm gia tăng nguy cơ lũ và tác động ít nhất tới các hệ sinh thái vùng hạ lưu.

Còn theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia độc lập về Tài nguyên nước và môi trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đã bày tỏ quan điểm của mình rằng, cần kiên quyết ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hạ tầng kỹ thuật công trình thủy điện để chặt, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép, thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật về dịch vụ môi trường rừng.

Cần sớm rà soát lại hệ thống thủy điện nhỏ xem vận hành ra sao, rủi ro như thế nào để có giải pháp ứng phó kịp thời. (Ảnh: Internet).

Do đó hầu hết ý kiến đều cho rằng, cần sớm rà soát lại hệ thống thủy điện nhỏ xem vận hành ra sao, rủi ro như thế nào để có giải pháp ứng phó kịp thời. Họ lo ngại nhiều công ty xây dựng không quan tâm đến chất lượng mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ điện, gỗ rừng, các kim loại quý khi thực hiện thi công…

Riêng đầu năm 2020 đã có rất nhiều các thủy điện vừa và nhỏ được đầu tư bởi các doanh nghiệp tư nhân đã hoàn thành và đi vào hoạt động như:

Thủy điện Sông Bồ tại xã Hồng Hạ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế có công suất lắp máy là 20 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 68,7 triệu KWh, được đầu tư bởi Công ty cổ phần năng lượng điện Thăng Long đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bồ khởi công tháng 2/2018 hoàn thành đi vào hoạt động tháng 10/2020.

Thủy điện Đăk Rô tại xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum có công suất lắp máy 24 MW, sản lượng điện hàng năm 100 triệu kWh/năm, được đầu tư bởi Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Sông Lam, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng và xây lắp khởi công tháng 6/2018 hoàn thành đi vào hoạt động tháng 5/2020.

Thủy điện Đăk Rơ Ông tại xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có tổng công suất lắp máy 15MW cung cấp sản lượng điện 81 triệu kWh mỗi năm, được đầu tư bởi Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Đại Kim và đơn vị thi công là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng và xây lắp khởi công lắp đặt máy tháng 06/2019 hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 10 năm 2020

Nhà máy thủy điện Nậm Bụm 1 tại xã Hua Bum huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, có công suất lắp máy 16MW, được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Ehula và đon vị thi công là Công ty Cổ phần Sông Đà 505, khởi công tháng 11/2018, hoàn thành đi vào hoat động tháng 7/2020...

Qua đợt lũ lụt tại Miền Trung vừa qua, các tổ chức ban ngành cần sớm rà soát lại hệ thống thủy điện vừa và nhỏ xem vận hành ra sao, rủi ro như thế nào để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét