Mô hình PH01: “Nhà Phao Biệt Lập”
Khu vực áp dụng: Mô hình áp dụng cho khu vực có mức lũ cao với biên độ dao động lớn từ 4-14m và ngâm lâu từ 3 – 10 ngày và không có dòng chảy xiết. Khi lũ đến, người dân chất hết đồ đạc cùng lương thực và đồ dùng thiết yếu và lên nhà phao trú ẩn chờ cơn bão đi qua, vừa bảo vệ được tài sản và tính mạng người dân. Mô hình được áp dụng tại Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình.
Nguyên lý hoạt động: Nhà phao/Nhà bè được hình thành với mẫu thiết kế là khung nhà bằng thép để giảm trọng lượng khung nhà, có mặt bằng hình vuông, sàn lát ván gỗ, vách thưng ván gỗ hoặc tôn kẽm, mái 4 dốc lợp tôn kẽm, có hành lang ngoài để nâng cao tính cân bằng chống dao động và sử dùng cửa ray trượt để dễ sử dụng khi gió lùa mạnh. Dưới gầm sàn nhà được bố trí các thùng phuy sắt làm hệ phao nổi giúp nâng toàn bộ nhà, người và tài sản bên trong nổi lên, hạ xuống theo mức nước lũ và được neo giữ bằng hệ cọc trượt hoặc dây neo.
Nhà phao (Nhà bè) được hình thành với mẫu thiết kế là khung nhà bằng thép để giảm trọng lượng khung nhà. Mặt bằng có tiết diện hình vuông để tăng khả năng cân bằng lực tác động.
Bản vẽ mô hình:
Mô hình PH02: “Nhà Phao gắn với nhà xây”
Khu vực áp dụng: Thời gian ảnh hưởng của lũ từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch tùy từng năm. Mỗi năm thường chịu 3-4 cơn lũ, với mức nước lũ từ 1,2 – 8m mỗi đợt lũ ngâm lâu từ 3 – 10 ngày, có bão lớn, có chỗ chảy xiết. Áp dụng tại Hà Tĩnh.
Nguyên lý hoạt động: Mô hình nhà phao gắn liền nhà xây là một gian nhà phao trên gác ngôi nhà xây. Gian nhà này có cơ cấu nổi vượt trên mức nước ngập với mức nổi tối đa trên 10m so với sàn tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4 góc, đồng thời còn là điểm neo chân cho khung nhà.
Trích “Sổ tay Nhà An Toàn”, Chương trình Nhà Chống Lũ
Theo song.org.vn
0 nhận xét