Open top menu
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Người dân bức xúc vì đâu?

Tọa lạc tại: Khu phố 4, đại lộ Bình Dương, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, Công ty Nam Thái Bình Dương đang là tâm điểm của sự chú ý khi mới đây, một số khách hàng của doanh nghiệp này có đơn thư phản ánh đến Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam (MTĐT). PV đã trực tiếp đến hiện trường để xác minh thông tin, tìm hiểu rõ sự việc từ người dân đến doanh nghiệp và cơ quan chức năng.

Gặp gỡ với người dân sống tại Khu nhà ở công nhân thu nhập thấp thuộc khu phố 3, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương do công ty Nam Thái Bình Dương làm chủ đầu tư (CĐT), PV nhận được sự giãi bày, chia sẻ về tâm tư nguyện vọng cũng như thực tế từ hệ lụy mua “Nhà hình thành trong tương lai” của doanh nghiệp này.

Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai giữa người dân và Công ty Nam Thái Bình Dương

Hợp đồng mua bán ghi rõ những điều khoản và ràng buộc giữa hai bên, trong đó có nội dung tại Khoản 1, điều 6 như sau: “Thời gian có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong vòng 18 tháng kể từ ngày bên mua thanh toán đủ 95% giá trị mua bán chuyển nhượng nhà ở. Tuy nhiên, tùy thuộc vào việc xem xét và phê duyệt của cơ quan nhà nước, thời gian có giấy chứng nhận cho bên mua có thể trước hoặc kéo dài thêm 06 (sáu) tháng (thời hạn cuối cùng)”.

Khoản 1, điều 6 trong hợp đồng mua bán đã ký giữa người dân và Công ty Nam Thái Bình Dương

Tại khoản 2, điều 10 của hợp đồng ghi rõ: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn bàn giao nhà theo điều 4 của hợp đồng này hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn cuối cùng bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo điều 6.1 của hợp đồng này mà bên bán chưa thực hiện việc bàn giao, thì ngoài việc bên bán phải cố gắng để bàn giao cho bên mua theo thỏa thuận, bên bán phải trả cho bên mua khoản tiền lãi do chậm bàn giao dựa trên số tiền bên mua đã thanh toán cho bên bán theo lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (vietcombank) chi nhánh tỉnh Bình Dương. Được tính kể từ ngày chậm bàn giao theo thỏa thuận tại hợp đồng này đến ngày bàn giao trên thực tế. Ngoài ra, bên bán chịu phạt do nghĩa vụ bàn giao nhà, bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với mức phạt vi phạm là 8% giá trị hợp đồng”.

Người dân cho rằng công ty Nam Thái Bình Dương đã vi phạm khoản 2, điều 10 trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Trao đổi với PV, anh C đại diện các hộ dân mua nhà trong dự án này cho biết: “Người dân chúng tôi đã thanh toán đủ 95% giá trị hợp đồng cho công ty Nam Thái Bình Dương (có hóa đơn chứng từ kèm theo). Tuy nhiên đến nay đã là 03 năm mà doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm của họ”.

--Biên bản họp khách hàng của Công ty Nam Thái Bình Dương với các hộ dân trong Khu nhà ở công nhân thu nhập thấp.

--Biên bản họp khách hàng của Công ty Nam Thái Bình Dương với các hộ dân trong Khu nhà ở công nhân thu nhập thấp.

Người dân cho biết thêm rằng sau rất nhiều lần hứa hẹn, ngày 15/7/2020 Công ty Nam Thái Bình Dương đã mời người dân lên trụ sở và thuyết phục các hộ gia đình đồng ý thực hiện phương án: “Thỏa thuận về hỗ trợ dân cư trong thời gian ra sổ: Trong thời gian chờ ra sổ, công ty sẽ chịu phạt và hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho người dân căn cứ theo hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Hình thức thanh toán: Các khoản phạt và lãi suất đến 31/7/2020 công ty sẽ thanh toán cho khách hàng chậm nhất vào ngày 18/7/2020”.

Trao đổi với người dân về việc này, chị T, một trong số người dân mua căn hộ cho biết: “Khi đến ngày hẹn công ty Nam Thái Bình Dương đã không thực hiện chi trả tiền phạt và lãi suất như đã cam kết”.

Trong những băn khoăn của người dân, anh C bày tỏ lo lắng: “Tại thời điểm chúng tôi mua nhà, trong hợp đồng mua bán ghi rõ : Nhà ở hình thành trong tương lai. Nhưng CĐT đã bán cho chúng tôi nhà ở xã hội. Như vậy CĐT có lừa người dân không khi tất cả những thông tin đây là những căn nhà ở xã hội không được CĐT tiết lộ?

Lý giải thêm về vấn đề này anh C cho biết: “Trong suốt quá trình mua bán, CĐT không nhắc gì đến nhà ở xã hội. Nhưng trong thực tế 37 nền đó thuộc qũy đất nhà ở xã hội của dự án, lúc đó chúng tôi không hề biết. Giá nhà ở chúng tôi mua giao động tự 850 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng một căn hộ. Không biết tại thời điểm 2017, giá CĐT bán nhà cho chúng tôi có đúng với quy định của pháp luật về Nhà ở xã hội hay không? Tại sao thời điểm đó công ty Nam Thái Bình Dương chưa xin chuyển đổi (từ nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại) cho chúng tôi mà lại bán theo giá như nhà ở thương mại? Như vậy doanh nghiệp có lừa người dân không? Chúng tôi cần một câu trả lời thỏa đáng từ phía doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng liên quan đến dự án này”.

Phía doanh nghiệp nói gì?

Để có góc nhìn đa chiều, PV đã liên hệ trực tiếp với công ty Nam Thái Bình Dương. Đại diện phát ngôn của doanh nghiệp là bà Dương Thị Tuyết Mai - Phó Giám đốc công ty cho biết: “Về pháp lí dự án, doanh nghiệp đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Tuy nhiên, tại thời điểm triển khai dự án, do doanh nghiệp còn non trẻ chưa có kinh nghiệm nên đã thực hiện chưa đúng quy trình xin cấp sổ cho người dân từ nhà ở xã hội thành nhà ở thương mại. Nhờ sự hướng dẫn của cơ quan chức năng, đơn vị làm lại thủ tục cấp sổ nhà ở thương mại nên mới kéo dài thời gian ra sổ cho người dân đến nay”.

Về vấn đề thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại với người dân, bà Mai cho biết: “Phía công ty đã có chính sách hỗ trợ người dân phần thanh toán lãi suất ngân hàng kể từ ngày quá hạn. Về tiền phạt hợp đồng 8% thì hiện tại người dân đang còn nợ lại 5% tiền mua nhà nên doanh nghiệp sẽ cấn trừ khi ra sổ cho người dân. Do ảnh hưởng dịch Covid -19 nên tài chính doanh nghiệp cũng hạn hẹp nên tiến hành thanh toán hỗ trợ tiền lãi ngân hàng cho khách hàng theo đợt (mỗi lần 5 đến 7 hộ dân)”

Theo ghi nhận của PV, ngay sau khi MTĐT liên hệ làm việc, Công ty Nam Thái Bình Dương đã liên hệ với người dân để thanh toán hỗ trợ tiền lãi ngân hàng. Nhưng đến hôm nay, sự việc vẫn chưa giải quyết xong.

Khu nhà ở Công nhân thu nhập thấp trong dự án mà Công ty Nam Thái Bình Dương làm chủ đầu tư

Trao đổi lại vấn đề này với người dân, anh C cho biết: “Người dân không nợ 5% tiền mua nhà với CĐT, số tiền đó hiện do Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Bình Dương đang giữ, chừng nào doanh nghiệp ra sổ, chúng tôi lên ký giải ngân ngay. Chúng tôi rất hợp tác với doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Nhưng trong cuộc họp ngày 18/7/2020, đại diện CĐT là ông Huỳnh Văn Đen đưa ra phương án chỉ thanh toán tiền lãi ngân hàng chứ không thực hiện chi trả 8% tiền phạt vi phạm hợp đồng. Đại diện CĐT còn thách thức chúng tôi “nếu không chịu thì cứ đi thưa”. Sự việc xảy ra như vậy khiến người dân chúng tôi chỉ còn cách mời cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của mình”.

Tòa soạn MTĐT sẽ tiếp tục làm rõ sự việc và thông tin tới bạn đọc.

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét