Open top menu
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong năm 2020 cho biết, đối với kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, nội dung liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn ngành thanh tra đã triển khai 6.875 cuộc thanh tra hành chính (giảm 9% so với năm 2019) và 210.199 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (giảm 17% so với năm 2019).

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỷ đồng

Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực, các đơn vị đã phát hiện vi phạm về kinh tế 119.528 tỷ đồng, 9.045 ha đất; kiến nghị thu hồi 44.582 tỷ đồng và trên 1.401 ha đất.

Xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 74.946 tỷ đồng, 7.644 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.656 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 116.239 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7.631 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 155 vụ, 135 đối tượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Riêng Thanh tra Chính phủ tiến hành 42 cuộc thanh tra, ban hành kết luận 20 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 4.368 tỷ đồng, 1.403 ha đất; trong đó đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.174 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 194 tỷ đồng, 410 ha đất; chuyển cơ quan điều tra 17 vụ việc.

Toàn ngành thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.402 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, đã xử lý, thu hồi 7.074 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 78%), 219 ha đất (đạt tỷ lệ 61%); xử lý hành chính 1.475 tổ chức, 5.212 cá nhân; có 21 vụ, 62 đối tượng do cơ quan thanh tra chuyển, đã được cơ quan chức năng khởi tố điều tra.

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 24.275 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,5% (khiếu nại 17.171 vụ việc, đạt 81,9%; tố cáo 7.104 vụ việc, đạt 87,5%). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 42,1 tỷ đồng, 72,7 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.020 tập thể, cá nhân; kiến nghị xử lý vi phạm 541 người (đã xử lý 386 người), chuyển cơ quan điều tra 12 vụ, 13 đối tượng.

Đối với kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỷ đồng; chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua kiểm toán sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; 2 vụ việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cung cấp 101 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Đảng, Cơ quan cảnh sát, an ninh điều tra các cấp và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng.

Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2018 về niên độ ngân sách nhà nước năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2019 cho thấy hầu hết các đơn vị được kiểm toán đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị.

Trong đó, kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 31.12.2019 là 65.919 tỷ đồng, đạt 71,8% tổng số kiến nghị, trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước 30.559 tỷ đồng, đạt 70,9%.

Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 (TP HCM) theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng và chuyển giao) do Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh làm nhà đầu tư.

Về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, có 26/160 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Bên cạnh đó kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể đã được các đơn vị thực hiện.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ

Theo báo cáo Chính phủ, liên quan đến kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, Chính phủ đã quán triệt, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và theo đúng quy định của pháp luật trong các hoạt động quản lý nhà nước và công tác PCTN thuộc phạm vi quản lý.

Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, các cấp, các ngành đều chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCTN; đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; tiếp nhận, xử lý các phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng; kịp thời tạm đình chỉ công tác nhiều cán bộ để phục vụ điều tra các vụ án, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đều được xem xét để xử lý theo quy định. Trong năm có 82 người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 69 người đã bị xử lý kỷ luật (tăng 39 người so với năm 2019) và 12 người bị xử lý hình sự./.

Quang Dân/Dân Việt

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét