Sông Tô Lịch đang ô nhiễm nặng. Ảnh ĐH |
Việc xử lý ô nhiễm và làm sạch sông Tô Lịch được cho là một trong những vấn đề cần giải quyết đầu tiên của tân Chủ tịch Hà Nội. Dù mới đây có thông tin về việc Công ty JVE gửi công văn tới lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử -Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” nhưng nhiều người dân vẫn muốn hiến kế cho lãnh đạo Hà Nội.
Bạn Vương Đắc Cảnh chia sẻ:
“Hiện tại tôi đang sống và làm việc ở Nhật Bản được 5 năm, tôi cũng làm về bên cấp thoát nước nên cũng biết vấn đề xử lý ô nhiễm sông. Bây giờ không phải chỉ xử lý riêng dòng sông Tô Lịch, mà phải từ nơi thoát nước thải, xử lý từ nhà của dân, nhà máy, xí nghiệp.
Ở Nhật các con phố ngõ ngách chôn sâu bên dưới là ống thoát nước thải ngầm nơi mà nước thải sinh hoạt đều được thoát vào đây. Nguồn nước thải này được chảy đến nhà máy xử lý xong với thoát ra sông hồ.
Ví dụ nhà dân khi xây dựng ống thoát nước thải được đào và đấu đưa thẳng vào hệ thống ống thoát ngầm đã được chôn sẵn ngoài ngõ, đường của thành phố. Như vậy nguồn nước ô nhiễm không thể hòa vào sông, vấn đề ở đây là phải đầu tư làm tận gốc, khi mà bắt đầu kế hoạch xây dựng thành phố họ đã chiển khai rồi, hy vọng nhà nước có thể làm được.”
Bạn Nguyễn Đăng Đệ cho rằng: “Đến giờ này làm sạch sông Tô Lịch là cấp bách rồi, nhưng nếu chỉ làm phần ngọn mà không tìm quyết sách giải quyết nguồn gốc rễ thì vẫn tốn ngân sách và hiệu quả chỉ là tạm thời thôi”.
Đồng quan điểm, bạn Đỗ Phong chỉ ra: “Chỉ nhăm nhăm tập trung vào nước sông Tô Lịch để làm sạch nó sẽ tốn tiền tốn của trăm năm nữa cũng không đạt, trong khi hàng ngày nước cống rãnh ô nhiễm cứ tuôn vô ào ào , các loại rác vẫn ngập ngụa .. Nếu không sử lý triệt để nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải từ nhiều tổ hợp sản xuất trong đó có nhiều hoá chất không qua sử lý hoặc qua loa thì sông Tô Lịch không sạch được”.
Trng khi bạn Lê Văn Hoạt đưa ra ý tưởng: Hàng ngày bơm 200.000 m3 nước sông Hồng vào hoà loãng nước thải ra thì sông sẽ sạch”.
Táo bạo hơn, bạn đọc Phạm Thanh Hoa đưa ra ý kiến: “Chẳng cần kiến thức cao siêu lắm đâu, dưới lòng sông đặt cống xả, trên cống là lòng sông, 15 km sông với nguồn tài chính của Hà Nội đủ sức làm, với điều kiện có tâm, đừng nghĩ đến việc cấu xén!”.
Bên cạnh việc xử lý sông Tô Lịch, bạn Đình Hoàng Hoa đưa ra các giải pháp: “Về ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí tôi đề xuất giải pháp : Phải cấm xây dựng khu chung cư trong nội thành. Phải có ngay lộ trình giãn dân, di dời 60 % cơ quan nhà máy và 80 % các trường Đại học, CĐ, chuyên nghiệp ra các quận, huyện ngoại thành. Riêng việc xử lý sông Tô Lịch phải xử lý các họng nước xả vào sông Tô Lịch, nếu là chất thải hữu cơ, có thể thả bèo bèo tây, hay còn gọi là lộc bình”.
Cùng hiến kế, bạn đọc Nguyễn Đức Quyền nêu vấn đề: Nếu để cho các "ông lớn" xây nhà cao tầng thì đường càng tắc. Thành phố rút kinh nghiệm, nên để cho dân tự xây nhà theo quy hoạch nhà 3 tầng có mái điện mặt trời ở các huyện như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức.... Hạn chế nhà cao tầng thì bớt tắc đường, vì ô tô ngày càng rẻ, người dân có xu hướng sở hữu ô tô, đồng thời chuyển các Trường đại học, bệnh viên, công ty... ra ngoại thành”.
Bạn có đồng quan điểm với những ý kiến trong bài viết trên? Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến của mình, cùng "hiến kế" để phát triển Thủ đô Hà Nội trong phần bình luận. Những bình luận phù hợp sẽ được đăng tải sớm nhất. |
Theo BẰNG LINH/Báo Lao Động
0 nhận xét