Open top menu
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Cát nhân tạo hay còn được gọi là cát nghiền, được sản xuất để thay thế dần trong tương lai cho cát tự nhiên, dùng công nghệ va đập ở tốc độ cao làm cho đá bị vỡ ở mặt cắt yếu nhất, giúp sản phẩm có hình dạng tròn và có độ ma sát thấp, giúp tăng tính linh hoạt cho bê tông, chất lượng bê tông tốt và ổn định.

Cát nhân tạo là loại cát được nghiền từ đá vôi, đá ong, granite cát kết, từ sỏi đồi, sông, từ đá mi sàng… Cát nhân tạo có cỡ hạt gần tương tự với cát tự nhiên. Cát nhân tạo khi nghiền được đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý, cơ hóa. Có thể trộn lẫn theo tỉ lệ phù hợp với cát tự nhiên trong bê tông, xây dựng.

Nguyên vật liệu để sản xuất cát nhân tạo: Các loại đá nào có cường độ tốt, ổn định, có thể dùng làm nguyên vật liệu trong xây dựng đều có thể đem làm nguyên vật liệu làm cát nhân tạo như: đá vôi, đá granite, đá basalt, đá cuội, sỏi, cát kết, mi sàng…

Hiện nay, cát nhân tạo được sản xuất từ 2 công nghệ phổ biến là:

Sản phẩm cát nhân tạo được sản xuất theo công nghệ nghiền khô: Với công nghệ này, nguyên vật liệu đầu vào bắt buộc phải sạch, không được lẫn tạp chất, hệ thống phân ly sẽ tách ra hai thành phần cát và bột.

Sản xuất cát nhân tạo theo công nghệ ướt: Đặc điểm của công nghệ này thì không kén nguyên liệu vào ban đầu. Việc loại bỏ các tạp chất như đất sét, gỗ mùn, tạp chất hữu cơ khác qua quy trình rửa cát sẽ tạo những sản phẩm chất lượng cao, sạch. Điều đó khiến cho độ bền của bê tông được đảm bảo hơn.

Một số tiêu chí cơ bản của cát nhân tạo

Sản phẩm cát nhân tạo được sản xuất ra phải đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn.

Phải có modun theo tiêu chuẩn, có tính linh hoạt, tính công tác bảo đảm chất lượng bê tông sau khi hoàn thiện.

Phải có chất lượng hình dạng độ tròn, độ mịn cần thiết.

Sản phẩm không lẫn các tạp chất hữu cơ, đất sét, gỗ mùn… ảnh hưởng tới quá trình đông kết của bê tông.

Tùy theo giá trị modun, cát nghiền được phân ra hai nhóm chính:

– Cát thô khi modun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3.

– Cát mịn khi modun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.

Cát thô được sử dụng chế tạo bê tông và vữa. Cát mịn chỉ được sử dụng chế tạo vữa.

Thành phần hạt của cát nghiền:

– Lượng sót riêng trên mỗi sàng không được lớn hơn 45%.

– Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu va đập, hàm lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lỗ sàng 140 mm không được lớn hơn 15 %.

Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu va đập, hàm lượng hạt qua sàng có kích thước lỗ sàng 75 mm không được lớn hơn 9%.

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, có thể sử dụng cát nghiền có hàm lượng hạt lọt qua sàng có kích thước lỗ sàng 140 mm và 75 mm khác với các quy định trên nếu kết quả thí nghiệm cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và vữa.

Tiêu chuẩn cát vàng đổ bê tông

Cốt liệu cát dùng trong bê tông có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên hay nhân tạo. Cát vàng thường được chọn hạt có kích thước từ 0,14 – 5 mm.

Cát vàng để trộn bê tông phải sạch, không lẫn tạp chất, kích thước hạt cát đều, hình tròn.

Bãi chứa cần đảm bảo khô ráo, cát đổ theo đống ở một khu vực riêng, không có rác hay lẫn các tạp chất khác.

Không nên sử dụng cát quá mịn để đổ bê tông vì loại cát này thường chứa nhiều tạp chất như bụi, bùn, sét sẽ tạo nên một lớp màng mỏng trên bề mặt bê tông, làm giảm sự kết dính cũng như độ cứng của bê tông.

Muốn bê tông đạt được chất lượng tốt nhất cần phải lựa chọn loại cát có đặc tính phù hợp./.

Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

Let's block ads! (Why?)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét