Bắc Ninh sẽ có Khu đô thị liên hợp thể thao cấp vùng Thủ đô
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị liên hợp thể thao Bắc Ninh (Quy hoạch chi tiết Khu Đô thị liên hợp thể thao Bắc Ninh), với tổng diện tích hơn 1.340ha, nằm trên địa bàn 02 huyện Tiên Du và Quế Võ.
Việc lập quy hoạch chi tiết làm cơ sở triển khai đàu tư xây dựng các công trình của Khu Đô thị liên hợp thể thao Bắc Ninh, cụ thể hóa quy hoạch phân khu Khu đô thị Nam Sơn và quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh được phê duyệt.
Phạm vi nghiên cứu, ranh giới thuộc địa phận các xã Tân Chi, Lạc Vệ (huyện Tiên Du) và các xã Hán Quảng, Yên Giả, Chi Lăng (huyện Quế Võ).
Tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.340ha (trong đó: xã Tân Chi khoảng 116,15ha, xã Lạc Vệ khoảng 106,75ha, xã Hán Quảng khoảng 600,57ha, xã Yên Giả 139,58ha và xã Chi Lăng khoảng 377,40ha). Dự kiến dân số của khu vực lập quy hoạch khoảng 70.000 người (dân số hiện trạng khoảng 6.877 người).
Theo quy hoạch phân khu Khu đô thị Nam Sơn được phê duyệt, khu vực này được quy hoạch phát triển đô thị với các khu ở mới, các khu công viên cây xanh, công trình công cộng, thương mại dịch vụ và Khu liên hợp thể thao, hồ điều hòa.
Mục tiêu, xây dựng Khu khu đô thị, khu liên hợp thể thao hiện đại phục vụ cho thi đấu quốc gia, quốc tế, đầy đủ các chức năng từ các môn thể thao trong nhà, bóng đá, thể thao dưới nước, các trường đua xe đạp, xe mô tô… các công viên vui chơi, giải trí, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng các công trình của Khu liên hợp thể thao, các công trình hạ tầng của khu đô thị, các công trình nhà ở, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí…
Đây sẽ là Khu liên hợp thể thao cấp vùng thủ đô Hà Nội, đảm bảo tiêu chuẩn tổ chức các sự kiện thi đấu thể thao tương đương cấp quốc gia, quốc tế, các hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời đồng bộ, đào tạo vận động viên có quy mô cấp vùng thủ đô Hà Nội, vùng tỉnh Bắc Ninh.
Là Khu đô thị mới thông minh, hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, khu đô thị có chất lượng môi trường sống cao có kiến trúc cảnh quan hài hòa với thiên nhiên, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Hà Nội bổ sung danh mục 352 dự án thu hồi đất bổ sung năm 2020
Sáng 7/7, mở đầu ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ mười lăm, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận, xem xét, thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2020; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2020.
Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND thành phố.
Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2020; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2020.
Theo đó, điều chỉnh giảm 34 dự án thu hồi đất năm 2020 với diện tích 78,94ha và 15 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2020 với diện tích 24,59ha tại các quận, huyện: Gia Lâm (8 dự án), Long Biên (3 dự án), Hà Đông (1 dự án), Hai Bà Trưng (1 dự án), Hoài Đức (1 dự án), Phúc Thọ (1 dự án), Sóc Sơn (2 dự án), Thanh Oai (6 dự án), Thường Tín (1 dự án), Ứng Hòa (10 dự án).
Bổ sung danh mục 352 dự án thu hồi đất bổ sung năm 2020, với diện tích là 1.359,73ha (291 dự án vốn ngân sách và 61 dự án vốn ngoài ngân sách); bổ sung danh mục 230 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2020, với diện tích là 403,09ha (203 dự án vốn ngân sách và 27 dự án vốn ngoài ngân sách).
Đối với các dự án bổ sung trên, có 273 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường nhánh, đường nối đáp ứng nhu cầu giao thông khu vực; 103 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; 85 dự án xây dựng trường học, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao; 5 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư; 1 dự án an ninh quốc phòng; 1 dự án đất dịch vụ; 6 dự án tôn giáo, tín ngưỡng; 72 dự án sản xuất, kinh doanh.
Sẽ bán đấu giá phần đất còn lại của sân bay Nha Trang cũ
Sân bay Nha Trang cũ trước đây là đất quốc phòng, phục vụ chủ yếu cho hoạt động huấn luyện bay. Sau đó, hoạt động bay được chuyển về sân bay Cam Ranh. Theo quy hoạch sử dụng đất, ngoài một phần đất được giữ lại làm khu hiệu bộ Trường Sỹ quan Không quân, diện tích còn lại được bàn giao tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Giữa năm 2017, tỉnh Khánh Hòa đã giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn hơn 62ha đất để thực hiện các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) về giao thông trên địa bàn. Diện tích còn lại hiện vẫn đang bỏ trống, chưa có nhà đầu tư.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện nay Bộ Quốc phòng đã làm việc với tỉnh, thống nhất các phương án bán đấu giá khu đất sân bay Nha Trang cũ, tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết ở tỉnh Bình Thuận.
Theo kế hoạch, trước mắt, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ thành lập Tổ giúp việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, do Giám đốc Sở TNMT làm tổ trưởng phối hợp các Sở KHĐT, Tài chính, Tư Pháp, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh... triển khai nhiệm vụ nói trên. Theo đó, Tổ giúp việc có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật và tổng hợp các nội dung ý kiến chỉ đạo có liên quan và hoàn thiện kế hoạch đấu giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu văn bản UBND tỉnh gửi báo cáo Chính phủ, Bộ Quốc phòng để xác định chính xác diện tích đấu giá và xin ý kiến về kế hoạch thực hiện đấu giá.
Bất động sản công nghiệp phía Nam tăng giá thuê 9,7%
Báo cáo cho biết, tính đến quý II/2020, tổng diện tích đất cho thuê của miền Nam đạt mức 25.045 ha, đến cuối quý, tỷ lệ lấp đầy đạt 84%, tăng giá thuê theo năm đạt 9,7%.
Trong quý này, thị trường ghi nhận được sự tự tin của chủ đầu tư trong việc nâng giá đất, với trung bình 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn ổn định ở mức 3,5 - 5,0 USD/m2/tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hặn 3 - 5 năm và khách thuê cũng dễ chịu tác động của đại dịch.
Theo JLL, dù dịch Covid-19 ở Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát, nhưng do đại dịch vẫn diễn ra trong khu vực và toàn cầu, nên các giao dịch thành công được ghi nhận khá khiêm tốn trong quý, chủ yếu là từ các nhà đầu tư trong nước hoặc đã được thực hiện trước dịch.
P.V (tổng hợp)
0 nhận xét