Đây là hai thành phố có nguy cơ ô nhiễm cao cả nước. Vậy hai thành phố cần quản lý chất lượng không khí như thế nào?
- Hai đô thị sẽ ưu tiên việc kiểm kê nguồn thải, quan trắc, phân tích, đánh giá nguồn ô nhiễm bụi PM 10, PM 2.5, từ đó kiểm soát và khắc phục. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Bố trí nguồn lực đầu tư, lắp đặt bổ sung, tăng cường số lượng các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục cập nhật thông tin về chất lượng môi trường không khí. Các địa phương phải thường xuyên thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ.
- Đẩy nhanh việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng, thu hồi, loại bỏ xe cộ cũ nát, lạc hậu, không đủ tiêu chuẩn lưu hành trong thành phố.
Người dân khổ sở với khói bụi khi đi qua đoạn đang thi công trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG |
- Nghiên cứu phương án hạn chế lưu thông xe cộ cá nhân trong những ngày ô nhiễm ở mức xấu, nguy hại. Phân luồng giao thông, hạn chế ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra chủ dự án thi công công trình xây dựng, giao thông, yêu cầu thực hiện nghiêm biện pháp ngăn ngừa, giảm phát tán bụi, khí thải ra môi trường.
- Hướng dẫn, kiểm tra cơ sở công nghiệp trên địa bàn thực hiện biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh bụi, khí thải lớn, yêu cầu các cơ sở sản xuất lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và môi trường.
- Xử lý các điểm nóng ô nhiễm không khí do bụi và khí thải phát sinh trên địa bàn, kiên quyết xử nghiêm hành vi vi phạm hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định. Trường hợp không bảo đảm yêu cầu môi trường thì yêu cầu dừng hoạt động sản xuất, khai thác.
- Hỗ trợ hộ kinh doanh nhỏ không sử dụng than và bếp than tổ ong trong sinh hoạt, tiến tới cấm sử dụng than tổ ong làm nguyên liệu chất đốt từ năm 2021.
- Bố trí nhiều khu vực không gian xanh, mặt nước, đảm bảo tỉ lệ cây xanh đô thị theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và môi trường sớm hoàn thiện dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi trình Quốc hội xem xét theo hướng hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý môi trường không khí liên vùng, bổ sung công cụ kiểm soát ô nhiễm không khí. Trình Thủ tướng ban hành lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường với khí thải xe cộ lắp ráp và nhập khẩu mới, xe nhập khẩu đã qua sử dụng.
Bộ GTVT xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển phương tiện GTVT, xe điện, hệ thống giao thông công cộng thân thiện môi trường để thay thế xe máy sử dụng xăng. Xây dựng lộ trình thay thế xe cộ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Chỉ số chất lượng không khí AQI gồm 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu: - Ozone mặt đất, được tạo ra từ khí thải xe cộ, các nhà máy, phản ứng hóa học với ánh sáng mặt trời. - Ô nhiễm phân tử - chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 10. - Carbon monoxide (CO). - Sulfur dioxide (SO2). - Nitrogen dioxide (NO2). |
Theo Tuổi trẻ
0 nhận xét