Open top menu
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

PSG.TS Hà Minh Hồng cầm trên tay cuốn nhật ký của riêng mình trong ngày ra mắt bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”

PV: "Thưa thầy, với một người đã trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt và cũng có những cuốn nhật ký cho riêng mình, thầy đánh giá như thế nào về giá trị lịch sử của bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam?"

PGS.TS Hà Minh Hồng: "Đối với những cuốn nhật ký mà đặc biệt là nhật ký trong thời kỳ chiến tranh thì sự thật là điều không phải bàn cãi. Bởi họ viết không phải để lưu lại cho đời sau, không phải để phòng thân, không phải để in sách…, mà họ viết như là lời tự sự khi đang ở trong một cuộc chiến khốc liệt, nên giá trị lớn nhất của nhật ký là sự thật và những cuốn sách như thế này được xem như là một tài liệu gốc hết sức quý giá. Thường thì mọi người nghĩ, cái gì phải trải qua 100 năm mới là di sản. Nhưng với riêng cá nhân tôi, bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” đã là một di sản".

PV: "Là một người thầy đang đứng lớp giảng dạy, truyền đạt về bộ môn Lịch sử, thông qua bộ sách, thầy muốn nhắn gửi điều gì đến học sinh - sinh viên nhà trường cũng như các bạn trẻ hiện nay?"

PGS.TS Hà Minh Hồng: "Cái mà chúng tôi mong muốn ở các bạn trẻ là sự đồng cảm. Đồng cảm với những người, những từ ngữ, những cảm xúc của “tuổi hai mươi” đó. Những bạn sinh viên, những bạn trẻ rồi cũng sẽ đến và trải qua tuổi hai mươi đó thôi. Như vậy, tuổi hai mươi thời chiến tranh và tuổi hai mươi của ngày nay phải tìm được sự đồng cảm với nhau. Chỉ có đồng cảm, các bạn mới hiểu được giá trị của cuộc sống, có được sự chia sẻ, có được tình yêu đất nước. Nếu như không đồng cảm được thì không thể nói là tự hào về các thế hệ đi trước được".

Đại tá, Nhà văn, Cựu chiến binh Đặng Vương Hưng - Chủ biên bộ sách đang ký tặng bạn đọc

PV: "Sau 16 năm nỗ lực tìm kiếm và chắp bút, bộ sách mới được ra mắt và đến tay bạn đọc. Vậy theo thầy, bộ sách đã đầy đủ và đáp ứng được kỳ vọng của bạn đọc hay chưa?"

PGS.TS Hà Minh Hồng: "Chưa. Rõ ràng chỉ với 4 tập sách và hơn 30 tác phẩm được giới thiệu thì còn quá ít so với những gì mà chúng ta đã trải qua. Bởi đất nước chúng ta có hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ và còn rất nhiều câu chuyện mà chúng ta chưa một lần được biết đến. Không chỉ 4 tập mà có 100 tập cũng chưa đủ để đăng tải hết các thông tin về các anh. Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm, đủ sự tin tưởng để người nhà, thân nhân của họ có thể gửi gắm những kỷ vật được xem là vô giá đó".

Tiến sĩ Lê Hồng Liêm – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch thường trực phía Nam BCHTW Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia chia sẻ tại buổi ra mắt sách

PV: "Như chia sẻ, thầy cũng có cho riêng mình những cuốn nhật ký thời chiến tranh, vậy trong các tập tiếp theo của bộ sách này sẽ có các tác phẩm của thầy ạ?"

PGS.TS Hà Minh Hồng: "Hiện tại thì tôi chưa nghĩ đến điều đó. Tôi xem những cuốn nhật ký đó như một kỷ niệm, một hiện vật đáng để trân trọng và dành chúng cho thế hệ con cháu đời sau. Nhưng đó cũng chỉ là dự định, biết đâu đó, khi anh Hưng (Đại tá, Nhà văn, Cựu chiến binh Đặng Vương Hưng - chủ biên bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” - PV) ngỏ lời, tôi lại đồng ý để nó được nằm trong các tập tiếp theo".

Xin cảm ơn thầy về những chia sẻ quý giá này. Xin chúc thầy thật nhiều sức khỏe.

Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét