Muốn hốt bạc thì xây nhà nuôi yến?
Nghề nuôi chim yến ở các tỉnh thành xuất hiện cách đây hơn 10 năm, từ vài hộ nuôi lẻ tẻ dần dần phát triển rầm rộ do người ta thấy nghề dể hốt bạc tỷ nên đổ tiền xây nhà nuôi yến .
Một hộ nuôi yến ở quận 9, TP. Hồ Chí Minh phải tạm ngưng hoạt động |
Khởi nghiệp nghề nuôi chim yến lấy "vàng trắng" ở miền Tây phải nhắc đến miệt Gò Công (Tiền Giang) , tại các xã Vĩnh Bình, Long Khánh, Long Bình nổi tiếng cả chục năm qua là nơi có mật độ nhà nuôi yến dày đặc (bình quân mỗi xã 40-50 hộ nuôi yến) và nguồn thu không nhỏ từ nghề này. Đến đây nhìn ven đường toàn nhà tầng trên bít kín, chi chít lỗ thông gió với dàn loa giả tiếng chim kêu dụ yến ríu rít cả ngày ..
Trước nhu cầu đầu tư làm nhà yến, dịch vụ nhận thầu xây dựng nhà yến, tư vấn kỹ thuật nuôi chim yến cũng phát triển theo. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ tự phát và mở ra theo kiểu chia sẻ “bí quyết”k inh nghiệm, của bản thân... Theo anh Thanh , một nhà thầu chuyên xây nhà và cung cấp chim yến ở Gò Công cho biết: “ nếu xây nhà thô thì tầm khoảng 1,5 tỷ, còn nhà 3-4 tầng vừa ờ tầng trệt, vừa nuôi yến tầng trên giá trị hơn 3 tỷ đồng. Diện tích đất nền tối thiểu là 100m2, kích thước nhà yến thường là 5×20 m, 6x20m đến 10x20m, 10x30m nếu diện tích lớn hơn thì sẽ có nhiều lợi thế cho đàn chim phát triển nhanh cùng lượng tổ nhiều hơn. Nhà yến được xây thành nhiều tầng, ở vùng nhiệt độ thấp như khu vực miền Tây Nam Bộ thì chiều cao tầng 3m – 3,4. Thợ xây nhà yến phải có tay nghề không phải thợ nào xây cũng được. Xây xong nhà phải mất hơn ba tháng mở máy dụ yến từ sáng đến chiều xem có thấy chim yến bay về nhà không rồi mới bàn giao chủ nhà”.
Xây nhà, làm tổ nuôi yến |
Đến nay phong trào xây nhà nuôi yến đã lây lan qua các tỉnh Long An, An Giang, Kiên Giang . Theo các hộ nuôi, mỗi năm yến có hai đợt “ra ràng” đây là thời điểm thu hoạch . Hiện giá yến thô mỗi ký khoảng 18 triệu đến 19 triệu. Nếu bán ra thành phẩm dao động 22 triệu-23 triệu/ ký. Phân chim yến hiện có giá 100 .000-200.000 đồng/kg, chủ yếu bán cho chủ những ngôi nhà yến mới xây để làm chất tạo mùi dẫn dụ.
Tại khu vực miền Trung , từ Nha Trang đến Ninh Thuận , Bình Thuận không ít khách sạn lớn ven biển dành hẳn tầng trên cùng để nuôi yến. Theo thống kê chưa đầy đủ của các Chi cục kiểm Lâm tỉnh Ninh Thuận hiện Phan Rang có hơn 150 nhà nuôi chim yến.
Ông Mười Mãi (xã Thành Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm) có gần 7 năm nuôi chim yến tiết lộ: " Để có một nhà nuôi chim yến khoảng 100 m2, phải tốn ít nhất 2 tỉ đồng xây nhà; lắp đặt hệ thống thông gió, ráp loa dụ yến, thuê kỹ thuật viên quan sát đường bay của chim yến từ đâu bay về mỗi chiều để dụ nó. Lỗ thu chim phải đặt đối diện với đường chim bay để đón trọn đàn chim vào nhà. Nên lưu ý kích thước và số tầng phụ thuộc vào quần đàn chim yến sinh sống ở khu vực đó. Nếu mỗi nhà số lượng chim yến không đủ trên 50 chim thì khu vực này nuôi không khả thi”.
Người thành tỷ phú , lắm kẻ trắng tay
Sau một thời gian dài theo nghề , nhiều người nhận thấy nuôi chim yến lợi rất cao nhưng không ít người cũng lao đao , phải cắn răng chịu đựng. Thực ra tuy không cần mua giống, thức ăn nhưng không phải vì thế mà ai cũng có thể nuôi yến.
Tại TP. Hồ Chí Minh, khoảng năm 2000, bà M.H , một đại gia quận 3 xây nhà ba tầng tại góc đường CMTT- NTMK đầu tư nuôi chim yến. Từ đây các nhà lân cận hằng ngày sống chung với những hệ lụy từ chim yến. Tiếng loa phát rả rích thâu đêm suốt sáng khiến người già, trẻ nhỏ khó tìm được giấc ngủ ngon..thế là bà H. bị người dân khiếu nại.
Tương tự, một số người dân TP. Hồ Chí Minh ra vùng ngoại thành như quận 9, Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ xây nhà nuôi yến. Trong đó thịnh nhất là khu vực ven biển Cần Giờ với hàng chục nhà yến mọc lên san sát ở xã Long Hòa. Chưa kể , có nhiều trường hợp người nước ngoài (phần lớn là người Malaysia) kết hợp người Việt cùng nuôi yến nên dân địa phương đặt tên “ làng chim Mã”. Việc nuôi chim yến trong khu dân cư phát ra tiếng ồn là nguyên nhân gây tranh chấp giữa “ làng chim Mã” với người xung quanh
Một cán bộ huyện Cần Giờ, nhận định: “ việc nuôi chim yến tại huyện đều tự phát. Cách xây nhà, chăn nuôi yến không được thông báo cho địa phương. Người dân mở máy gọi yến, âm thanh liên tục suốt ngày nên bị xung quanh phản ánh”.
Sôi động theo kiểu “ nhà nhà nuôi chim yến ” dẫn đến hậu quả thu nhập từ chim yến bị kéo giảm, giá thu mua xuống dốc. Chưa kể hệ lụy bị ảnh hưởng môi trường (chặt phá cây xanh để chim bay về) tiếng ồn âm thanh (phát loa dụ chim) mái nhà cư dân nào sống gần khu vực nuôi chim cũng dính “thảm họa từ trên trời rơi xuống” là dấu phân chim yến.. Một dân nuôi chim , ngao ngán nói “dường như ai cũng nghĩ cứ xây nhà thì yến sẽ tự tìm đến. Không ít người xây nhà yến rồi đành bỏ hoang vì đây là loài chim trời nên rủi ro là điều khó tránh khỏi”
Sau khi xuất hiện dịch cúm A/H5N1 vào giữa năm 2013, UBND TP.Hồ Chí Minh đã ra thông báo yêu cầu các quận, huyện cho di dời nhà nuôi chim yến ra khỏi khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường, lây nhiễm dịch bệnh. Hiện tại nghề nuôi chim yến tại TP.Hồ Chí Minh đã bị cấm nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa được thực hiện rốt ráo đối với các hộ đã và đang nuôi chim yến trước đó .
Ở Tiền Giang, từ năm 2008 UBND tỉnh đã ban hành quy định tạm thời về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn, văn bản này có nói đến trách nhiệm bảo vệ môi trường nhưng chưa có điều khoản nào về nghĩa vụ của người nuôi yến đối với cư dân sở tại khi xảy ra ô nhiễm từ chim yến.. Sự lo ngại về sức khỏe của cư dân ở đây cũng chưa đề cập đến trong khi dịch bệnh có thể phát sinh và phát triển ở loài chim yến .
Thực tế lượng chim yến có hạn trong khi đầu tư nhà yến quá nhiều , rất nhiều nhà đầu tư chưa thu được tiền tỷ từ loài chim này nhưng nhà yến vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Nuôi chim yến - cần được quản lý
Bà Trần Thị N., một chủ nuôi yến tại TP. Hồ Chí Minh lo lắng: “Việc ai là người cấp phép mở nhà nuôi yến thì thực sự tôi không biết. Nhà nước phải có chính sách nào đó để hướng dẫn cho người dân nuôi yến tốt nhất.”..
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai; “đến nay quản lý nhà nước chưa theo kịp, hoạt động nuôi yến phát triển một cách tự phát, đầu tư theo hướng may rủi chứ chưa hình thành về tiêu chuẩn, kỹ thuật chăn nuôi. Nhiều cơ sở nuôi yến có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động nhưng chưa có cơ quan chức năng nào có thẩm quyền cấp. Chi cục vẫn thường xuyên kiểm tra về vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh của các cơ sở nuôi yến, nhưng nhiều nội dung về mặt quản lý nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể .Nhà nước cần phải sớm có luật liên quan đến việc nuôi chim yến để họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một người sản xuất, kinh doanh, nhất là các nghĩa vụ về thuế. Với nguồn thu từ thuế sẽ điều tiết để bù đắp cho những cư dân sở tại”.
0 nhận xét