Open top menu
Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Nhân dịp Quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi thiết kế cột mốc số 0, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với KTS. Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường trực Hội Kiến trúc sư Hà Nội – vị chuyên gia nhiều năm gắn bó với các dự án chỉnh trang đô thị tại quận Hoàn Kiếm.

Không chỉ tổ chức cuộc thi thiết kế cột mốc số 0, trước đó quận Hoàn Kiếm đã cho thực hiện dự án kè thi công thực nghiệm tại hồ Trúc Bạch và hiện đang triển khai dự án kè Hồ Gươm bằng bê tông cốt sợi.

PV: Thưa ông, được biết quận Hoàn Kiếm đang tổ chức cuộc thi thiết kế cột mốc số 0, dự định đặt ở ven hồ Hoàn Kiếm. Theo ông, việc đặt cột mốc số 0 có giá trị như thế nào với cảnh quan canh Hồ Gươm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung? Làm thế nào để công trình trở thành điểm nhấn không chỉ của Thủ đô mà là của cả nước, là địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế?

KTS. Trần Huy Ánh: Theo tôi được biết, việc này đã nhiều lần đưa ra bàn thảo nhưng chưa làm được. Hiện nay, trong thời điểm thi công lớn quanh Hồ Gươm thì điều quan trọng là cần phải xác định quy mô hình thức để chuẩn bị hạ tầng đồng bộ.

Để triển khai cuộc thi nói trên, quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thật Việt Nam, Hội Di sản Việt Nam, các chuyên gia trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực Lịch sử, Văn hóa, Nghệ thuật và đã có nhiều đơn vị, cá nhân uy tín tham gia.

Nhiều chuyên gia tham gia góp ý cho cuộc thi thiết kế cột mốc số 0.

Cá nhân tôi cho rằng, cần thiết tổ chức cuộc thi này do ý nghĩa lâu dài và tình huống thời sự (đang thi công hạ tầng). Để có công trình là điểm nhấn, các cá nhân, tổ chức hãy đóng góp tâm huyết của mình để Ban tổ chức chọn được những tác phẩm hay, có giá trị nhất nhằm tạo nên diện mạo mới, phù hợp với đô thị và mang giá trị bền vững.

PV: Không chỉ tổ chức cuộc thi thiết kế cột mốc số 0, trước đó quận Hoàn Kiếm đã cho thực hiện dự án kè thi công thực nghiệm tại hồ Trúc Bạch và hiện đang triển khai dự án kè Hồ Gươm bằng bê tông cốt sợi. Theo ông, dự án này sẽ đem lại giá trị như thế nào cả về văn hóa, kiến trúc và kinh tế? Yêu cầu đối với đơn vị thực hiện dự án là gì thưa ông?

KTS. Trần Huy Ánh: Chưa bao giờ Hồ Gươm được đầu tư bài bản, giá trị đầu tư lớn và giải quyết nhiều tồn tại như vậy, hy vọng sẽ đạt được kết quả tối ưu. Tuy vậy cũng không thể cầu toàn, ngoài sự nỗ lực của các bên liên quan cần có sự đóng góp xây dựng của cả xã hội.

Tôi hy vọng Chủ đầu tư thể hiện trách nhiệm theo văn hóa Hà Nội bằng cách lắng nghe những ý kiến một cách chân tình, đáp ứng những ý kiến tham gia một cách hết lòng, hết sức… bởi Hồ Gươm không chỉ là một khối vật chất tầm thường mà là nơi gửi gắm, hy vọng vào điều tốt đẹp nhất của bà con Hà Nội và cả nước, Chủ đầu tư và các bên liên quan cần gắng sức hết mình để khỏi phụ lòng bà con.

KTS. Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường trực Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

PV: Trước đó, Hà Nội đã từng triển khai lát đát vỉa hè có độ bền 50 – 70 năm, nhưng không lâu sau đó, nhiều đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên trị giá hàng trăm tỷ đồng ở Hà Nội đã bị sụt lún, bong tróc. Cùng với việc kè Hồ Gươm, được biết, quận Hoàn Kiếm cũng đang tiến hành chỉnh trang vỉa hè xung quanh hồ. Theo ông, việc lát vỉa hè bằng đá này có đảm bảo độ bền trong thời gian dài? Chủ đầu tư dự án có vai trò như thế nào?

KTS. Trần Huy Ánh: Chất lượng đá lát rất tốt về kỹ thuật, mỹ thuật; dày dặn, mầu sắc trang nhã, lại được thiết kế công phu, giám sát thi công thận trọng… những cơ sở tạo nên sức bền lâu dài.

Chúng tôi đề nghị Chủ đầu tư cũng cần tiết kiệm, các khối đá cũ cũng rất đẹp cần giữ lại dùng chỗ khác, không được lãng phí. Đây là công trình đầu tư đắt tiền nên cần bảo vệ, trân trọng tài sản chung.

Các công trình ngầm dưới mặt đá (đường dây, đường ống) cần có hồ sơ thiết kế, hoàn công cẩn trọng, không làm rồi lại đào bới tùy tiện… Muốn vậy cần lập hồ sơ quản lý tài sản điện tử ngay từ lúc thi công, ứng dụng công nghệ “Hệ thống thông tin địa lý”(GIS-Geograpic Information System) và “Mô hình thông tin công trình” (BIM -Buiding Information Modeling) để quản lý, duy tu khối tài sản giá trị cao mà dự án này tạo ra.

Tôi và các đồng nghiệp cũng thường xuyên trao đổi với Chủ đầu tư về những điều cần làm, ví dụ như cần chú ý tới lối đi cho người khuyết tật, bao gồm lối đi dập nổi, đường dốc xe lăn hay đèn tín hiệu giao thông ưu tiên…

Các vị có trách nhiệm có hứa là có quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta cần giám sát thường xuyên và đóng góp thường xuyên, chúng ta có quyền và cần thiết làm như vậy, đó cũng là trách nhiệm xã hội của giới chuyên môn…

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét