Open top menu
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Câu hỏi: Chồng tôi mất vào tháng 6/2018, tuy nhiên, các con cứ yêu cầu chia tài sản nhà đất tôi đang ở, đây là tài sản của chồng tôi do ông bà để lại cho từ rất lâu năm trước. Nếu chia thì tôi sẽ không có nhà khác để ở, hiện nay toà đang thụ lý việc tranh chấp phân chia di sản thừa kế. Vậy tôi sẽ được phân chia như thế nào?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì di sản mà chồng bạn để lại là mảnh đất và căn nhà, các công trình khác gắn liền với đất. Và căn cứ vào pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bạn cần phải xác định trước khi mất thì chồng bạn có lập di chúc hay không, để làm căn cứ xác định việc phân chia di sản. Trường hợp có di chúc hợp pháp thì di sản sẽ được phân chia theo ý chí, định đoạt của chồng bạn; Trường hợp không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Tuy nhiên, khi phân chia di sản Toà án sẽ áp dụng nguyên tắc ưu tiên chia tài sản nhà, đất cho người đang trực tiếp quản lý, sinh sống, kinh doanh, có duy nhất một chỗ ở để quản lý. Người được hưởng sẽ hoàn trả phần chênh lệch trị giá bằng tiền cho những người thuộc hàng thừa kế khác.

Đối với tình hình, hoàn cảnh của bạn thì bạn còn có thể yêu cầu Toà án áp dụng Điều 661 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hạn chế phân chia di sản theo thoả thuận hoặc việc phân chia có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn. Cụ thể như sau:

“Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Theo quy định nêu trên thì nếu bạn chứng minh được nếu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bạn và gia đình thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án vẫn xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Và thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm chồng bạn mất được ghi trên Giấy chứng tử). Hết thời hạn 03 năm mà bạn chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Tòa nhà New Skyline KĐT Văn Quán, Văn Quán, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email: Haiminhlawfirm@gmail.com

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét