Open top menu
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Mặc dù đã nhiều lần đệ đơn kiến nghị, phản ánh sự việc lên các cấp chính quyền, tuy nhiên công trình xưởng cắt đá hoa tại cửa khẩu An Dương vẫn ngang nhiên cơi nới, nâng chiều cao trước sự thờ ơ, buông lỏng quản lý của lãnh đạo chính quyền phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội khiến người dân không khỏi bức xúc.

Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh của người dân về công trình nhà xưởng sản xuất đá hoa tại Cửa khẩu An Dương (cạnh số 2 An Dương) đang sửa chữa, cơi nới nâng chiều cao, dựng khung sắt trên đất lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị cũng như người dân xung quanh.

Theo bà Lê Thị Lợi, một người dân sống cạnh công trình phản ánh: công trình xưởng tại cửa khẩu An Dương làm trên đất lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều, không có sổ đỏ, chủ sở hữu chỗ đất này là của một cán bộ công an phường Yên Phụ đã nghỉ hưu. Cơ sở này đã thuê từ lâu kinh doanh đá hoa cắt suốt ngày gây ầm ĩ, bụi bặm, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân sống liền kề, chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền phường Yên Phụ nhưng chưa được giải quyết.

Một số hình ảnh công trình vi phạm đang cơi nới nâng chiều cao

Trao đổi với PV về công trình này, ông Phạm Thành Trung – Phó Chủ tịch UBND phường Yên Phụ, cho biết “Tôi đã cử Tổ quản lý trật tự xây dựng và đô thị kiểm tra và yêu cầu chủ xưởng tạm dừng thi công công trình, nếu như chủ đầu tư không đảm bảo về cảnh quan đô thị cũng như không đảm bảo được vệ sinh môi trường làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh thì chúng tôi sẽ tiến hành cắt phần nâng thêm và yêu cầu chủ công trình giữ nguyên hiện trạng”.

Mặc dù ông Trung quả quyết như vậy nhưng sau đó 1 tuần, công trình này không những dừng thi công mà còn ngang nhiên hoàn thiện, bất chấp chỉ đạo của UBND phường Yên Phụ, gây bức xúc cho người dân.

Theo tìm hiểu của PV, một số công trình từ cửa khẩu An Dương (cơ sở sản xuất đá hoa) kéo về hướng chợ Long Biên đều xây dựng trên đất lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều. Trước kia, khu đất này do Chi cục Đê điều & PCLB quản lý, tuy nhiên sau đó đã bị một số cá nhân lấn chiếm, dựng công trình cấp 4 cho thuê kinh doanh từ nhiều năm nay. Hiện nay, ngay sát cơ sở sản xuất đá hoa này vẫn còn Điếm canh đê từ ngày xưa.

Khu đất lấn chiếm trên hành lang bảo vệ đê điều

Dư luận đang đặt câu hỏi là, vậy chủ khu đất lấn chiếm này là ai? Hàng năm có đóng thuế đất không? và các công trình xưởng, nhà cấp 4 trên khu đất này có được cấp giấy phép xây dựng không?

Đề nghị UBND quận Tây Hồ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ nguồn gốc đất tại khu này, cũng như mục đích sử dụng đất lấn chiếm trên hành lang bảo vệ đê điều, nếu phát hiện sai phạm cần thu hồi ngay theo quy định của pháp luật.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin.

Nghị định 104/2017/NĐ-CP, Quy định:
* Phạt tiền:
Đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống, lũ, lụt, bão công trình phụ trợ và công trình đặc biệt sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
"Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều:
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ và trong hành lang bảo vệ đê điều với khối lượng từ 200 m3 trở lên;
b) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt;"
* Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm.
Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét