Open top menu
Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Chất lượng không khí Hà Nội có xu hướng xấu hơn

Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tuần vừa qua (từ ngày 31/5 - 6/6) có xu hướng xấu hơn so với tuần trước, cụ thể là số ngày chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức trung bình và kém tăng lên còn số ngày AQI ở mức tốt giảm đi và không có ngày nào ở mức xấu. Chỉ số AQI tại các trạm quan trắc dao động từ 43-117.

Cụ thể trạm Trung Yên 3 có 2 ngày chất lượng không khí ở mức kém chiếm 28.6%, còn lại ở mức trung bình. Trạm Kim Liên, Tân Mai và Mỹ Đình tất cả các ngày đều có chất lượng không khí ở mức trung bình. Trạm Tây Mỗ có 2 ngày chất lượng không khí ở mức tốt chiếm 28.6%, còn lại ở mức trung bình.

Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại Ủy ban nhân dân phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông, tuần này chỉ số AQI có xu hướng xấu đi so với tuần trước. Cụ thể, cả 2 trạm đều có 3 ngày chất lượng không khí ở mức kém chiếm 42.9%, còn lại ở mức trung bình. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm Minh Khai và Phạm Văn Đồng trong tuần lần lượt là 117-110.

Đối với các trạm quan trắc nội đô như Hoàn Kiếm, Hàng Đậu và Thành Công, chất lượng không khí của tuần này cũng có xu hướng cao hơn so với tuần trước. Cụ thể, trạm Hoàn Kiếm có 1 ngày chất lượng không khí ở mức tốt chiếm 14.3%, còn lại tất cả các ngày đều ở mức trung bình. Trạm Hàng Đậu có 3 ngày chất lượng không khí ở mức kém chiếm 42.9%; còn lại ở mức trung bình. Trạm Thành Công có 1 ngày chất lượng không khí ở mức kém chiếm 14.3%, còn lại các ngày trong tuần đều ở mức trung bình.

Trong tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội về cơ bản vẫn là thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Đây là thời điểm của mùa hè nên có nắng gay gắt và oi bức trên diện rộng, kèm theo đó là lượng giao thông đi lại tăng cao khiến chất lượng không khí vào cuối tuần tăng, tuy nhiên vào đầu tuần và giữa tuần có mưa dông dải dác vào ban đêm tại một số nơi trên thành phố những không đáng kể, chênh lệch giữa ngày và đêm, điều này làm cho các chất ô nhiễm được khuếch tán và khiến chất lượng không khí giảm hơn so với cuối tuần nhưng vẫn cao hơn so với tuần trước đó.

Chính thức thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tam Giang - Cầu Hai

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa tổ chức Lễ công bố thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 20/2/2020 của UBND Thừa Thiên- Huế. Đây là một trong 2 khu bảo tồn đất ngập nước được thành lập trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án "Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết" (2015 – 2020) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ.

Với tổng diện tích là 2.071 ha, bao gồm phân vùng Ô Lâu (1.270 ha), phân vùng Cồn Tè - Rú Chá (187 ha) và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản (614 ha). Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 799 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 1.242 ha; phân khu dịch vụ - hành chính: 29,5 ha.

Vùng đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài 68 km dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên- Huế theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thuộc địa phận của 5 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.

Châu chấu sa mạc đe dọa sản xuất lương thực ở Somalia

Trong báo cáo do Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc (LHQ) công bố, FAO cho biết các dải ấu trùng châu chấu sa mạc đã được phát hiện tại những khu vực sản xuất nông nghiệp ở các bang Somaliland, Punt và Galmudug.

Những cơn mưa liên tục đã làm trầm trọng thêm tình hình, kết hợp với thảm thực vật sẵn có sẽ thúc đẩy sự phát triển của thế hệ châu chấu mới. Các chuyên gia LHQ nhận định thế hệ châu chấu sa mạc mới sẽ có sức tàn phá khủng khiếp, gấp 20 lần so với đợt châu chấu sa mạc vài tháng trước đây. Thế hệ châu chấu sắp tới có khả năng tàn phá hoàn toàn những diện tích cây lương thực và hoa màu mới được trồng trên toàn lãnh thổ Somalia.

Để đối phó với nạn châu chấu sa mạc, FAO đã phối hợp với Somalia, các quốc gia thành viên và các tổ chức phi chính phủ, và các bên đã thảo luận những biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, FAO cũng khuyến nghị về khả năng xảy ra thiệt hại lớn trong vụ mùa 2020.

Tổ chức này đã đẩy mạnh hỗ trợ chính quyền trung ương và các bang của Somalia để tăng cường năng lực nhằm kiểm soát và đối phó hiệu quả trước sự sinh trưởng, phát triển và tàn phá của châu chấu sa mạc.

Sớm giải quyết tồn đọng ở dự án vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2

Dự án vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 với thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2019.

Dự án được kỳ vọng sẽ xử lý nước thải chuẩn loại A trước khi đổ ra sông Sài Gòn với công suất ban đầu 480.000 m3/ngày đêm. Do phát sinh nhiều vướng mắc, hạn chế nên nhiều gói thầu chậm tiến độ, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Quản lý dự án) làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư 524 triệu USD; trong đó, vốn ODA của Ngân hàng Thế giới là 450 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại dự án này, gói thầu XL-02 (xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè ở quận 2) là gói thầu quan trọng nhất, có tổng mức đầu tư 307,3 triệu USD, triển khai theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế có sơ tuyển nhưng cũng là gói thầu xảy ra nhiều chuyện “lình xình” nhất liên quan đến khiếu nại kết quả trúng thầu, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của dự án.

Không chỉ vậy, tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 còn xảy ra nhiều tồn tại khác cần nhanh chóng được cơ quan có chức năng giải quyết để đẩy nhanh tiến độ dự án, phát huy hiệu quả mục tiêu dự án đã đề ra.

P.V (tổng hợp)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét