Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý với chủ trương sẽ chi 114 tỷ đồng cho công tác tưới nước rửa bụi bẩn trên đường và chống nóng trong những ngày hè nắng gắt tại Thủ đô.
Với việc thực hiện tưới nước rửa đường sẽ được thống nhất dựa trên nguyên tắc đảm bảo vệ sinh môi trường, hiệu quả, tránh lãng phí, không chồng lấn với hoạt động của xe quét hút và không tưới nước rửa đường trong ngày mưa.
Kế hoạch tưới nước rửa đường của 30 quận, huyện, thị xã vừa được UBND Hà Nội thông qua. Việc này thực hiện trên các tuyến phố chính thường xuyên phát sinh bụi bẩn và trong những ngày chất lượng không khí ở mức "kém"...
Khi chủ trương rửa đường được phê duyệt trở lại sau nhiều năm tạm dừng, rất nhiều chuyên gia đứng đầu trong lĩnh vực môi trường rất đồng tình ủng hộ, họ vui mừng khi Hà Nội có quyết định rửa đường trong thời điểm này.
Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý với chủ trương sẽ chi 114 tỷ đồng cho công tác tưới nước rửa bụi bẩn trên đường và chống nóng trong những ngày hè nắng gắt tại Thủ đô. |
Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, đồng thời ông còn là nguyên Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ - Môi trường Hà Nội rất đồng tình với chủ trương rửa đường của TP Hà Nội. Ông chia sẻ: “Tôi rất đồng tình và đây là chủ trương đúng đắn của Thành phố Hà Nội. Trước đây, Thành phố đã rất nhiều lần cấm tưới đường nhưng hậu quả là ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, bụi mù mịt sau đó phải cho phép hoạt động tưới đường trở lại. Việc này cần phải tiến hành thường xuyên, bởi không khí ở Hà Nội luôn bị ô nhiễm bởi khói bụi từ phương tiện giao thông, từ các công trình xây dựng,… nếu không làm thường xuyên thì khói bụi sẽ ngày càng nhiều, ô nhiễm càng nặng”.
Cùng quan điểm, TS. Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khẳng định: "Số tiền 114 tỷ chi cho việc rửa đường cũng không phải là vấn đề quá lớn nếu như làm giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, an toàn và không khí trong lành. Chúng ta bỏ ra một số tiền lớn nhưng phải đạt được hiệu quả tốt”.
TS. Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. |
Khi chia sẻ quan điểm cá nhân về việc rửa đường làm sao để hiệu quả và có những lưu ý gì khi tiến hành việc rửa đường, ông Miều cho biết: “Tôi luôn cho rằng phải đặt ra câu hỏi làm thế nào để sử dụng số tiền đó hợp lý, không lãng phí, đúng mục đích. Rõ ràng chúng ta phải tính toán theo một quy hoạch nhất định, đoạn đường nào cần rửa và cần rửa như thế nào nó sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đối với những tuyến đường chính, có nhiều phương tiện giao thông thì nhất thiết phải rửa. Và một vấn đề nữa đặt ra là phương tiện rửa đường là phương tiện gì, công nghệ đang sử dụng là gì? Cần sử dụng các công nghệ mới từ các nước tiên tiến vì Hà Nội là thành phố văn minh và cần sử dụng các công nghệ hiện đại để thích hợp với đô thị, giờ rửa đường cũng cần được quan tâm, để hợp lý và đem lại hiệu quả cao”.
Được biết quận Cầu Giấy dự kiến chi cao nhất với gần 11 tỷ đồng, huyện Ba Vì đứng thứ 2 với 7,8 tỷ đồng, huyện Đông Anh thấp nhất, gần 500 triệu đồng.
Mỗi khu vực có tiêu chí rửa đường riêng. Quận Hoàn Kiếm rửa đường 3 lần/tuần tại phục vụ không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận; tuyến phố đi bộ. Các tuyến phố trục chính như Lý Thường Kiệt Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng rửa hàng ngày. Tuyến phố phục vụ an ninh trật tự (chống đua xe) rửa 4 lần/tuần.
Quận Ba Đình có kế hoạch rửa đường ở 37 tuyến, đa số một lần/tuần. Quận Cầu Giấy rửa hàng ngày cho gần 50 tuyến đường.
Hầu hết các huyện có tần suất rửa đường ít hơn nội thành. Đông Anh rửa đường 2 lần/tháng (24 lần/năm); Thường Tín 128 lần/năm; Mê Linh 234 lần/năm. Hai huyện Sóc Sơn và Ba Vì duy trì việc rửa đường hàng ngày ở các tuyến đường, phố chính...
0 nhận xét