Open top menu
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Tháng 10/2018, Bộ GTVT phê duyệt báo cáo khả thi toàn bộ 11 đoạn dự án, tổng mức đầu tư giảm còn 102.513 tỷ đồng.

Trường hợp chuyển toàn bộ 8 đoạn kêu gọi đầu tư BOT sang đầu tư công, tổng mức đầu tư của 11 đoạn (gồm cả 3 đoạn đang đầu tư công) giảm còn 99.493 tỷ đồng, do giảm chi phí lãi vay nếu đầu tư BOT.

Tuy nhiên, mới đây có một số ý kiến cho rằng, tổng mức đầu tư 11 đoạn cao tốc trên của Bộ GTVT đưa ra còn quá cao, và vẫn có thể giảm tiếp. Cụ thể, theo suất vốn đầu tư cao tốc 124,9 tỷ đồng/km của Bộ Xây dựng ban hành, tổng vốn đầu tư 11 đoạn chỉ khoảng 81.192 tỷ đồng (giảm 18.301 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư đang được Bộ GTVT trình Quốc hội).

Nếu loại trừ khoảng 15.435 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng, tổng vốn đầu tư 11 đoạn cao tốc vẫn có thể giảm thêm khoảng 2.866 tỷ đồng.

Lý giải về suất đầu tư cao tốc Bắc – Nam, Bộ GTVT cho hay: Tổng vốn đầu tư sau khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi toàn bộ 11 dự án thành phần giảm còn 102.513 tỷ đồng (giảm 16.203 tỷ đồng so với nghị quyết của Quốc hội), gồm: Chi phí giải phóng mặt bằng là 11.431 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị là 67.922 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn và khác là 7.782 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 12.358 tỷ đồng; chi phí lãi vay là 3.020 tỷ đồng.

Theo số liệu được Bộ Xây dựng công bố, suất đầu tư xây dựng cao tốc 4 làn xe, vùng 2 (miền Trung và Tây Nguyên) là 157 tỷ đồng trên mỗi km, vùng 3 (các tỉnh phía nam) là 192 tỷ. Suất đầu tư bao gồm chi phí xây dựng cầu, hầm và xử lý nền đất yếu. Với các công trình có điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn cần có sự tính toán, điều chỉnh, bổ sung. Như vậy, so với công bố của Bộ Xây dựng thì suất đầu tư cao tốc Bắc Nam trên địa bàn ở vùng 2 và vùng 3 là thấp hơn.

Trao đổi với Vnexpress, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (Tedi- tư vấn lập dự án) cho hay, suất đầu tư trung bình 5 triệu USD bao gồm chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu, hầm, xử lý nền đất yếu và hệ thống giao thông thông minh (ITS), thu phí điện tử không dừng, đường gom dân sinh.

"Suất đầu tư này là phù hợp, thấp hơn so với suất đầu tư đường cao tốc của một số nước khu vực. Mấy năm trước, một số đơn vị tư vấn nước ngoài đã vào Việt Nam khảo sát và tính toán suất đầu tư cao tốc Bắc Nam từ 6-8 triệu USD cho mỗi km", ông Phạm Hữu Sơn nói.

Ông Phạm Hữu Sơn cũng cho biết, đây là suất đầu tư tính toán bình quân tại 11 dự án cao tốc, còn mỗi dự án có đặc thù theo khu vực nên có tổng vốn đầu tư khác nhau.

Ví dụ, dự án cao tốc đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt tuy cùng có chiều dài khoảng 50 km song tổng mức đầu tư đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt lớn hơn 5.000 tỷ đồng so với đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu. Nguyên nhân do đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có nhiều công trình lớn như hầm Thần Vũ dài 1,2 km, cầu Hưng Đức vượt sông Lam dài hơn 4km và khối lượng xử lý đất yếu nhiều hơn. Tương tự, cầu Mỹ Thuận 2 có suất đầu tư tới 756 tỷ đồng/1km, lớn hơn nhiều so với dự án đường.

Trong 11 dự án cao tốc thì dự án Phan Thiết - Dầu Giây có quy mô 4 làn xe là khá tương đồng với tham chiếu của Bộ Xây dựng. Dự án này có suất đầu tư 145 tỷ đồng/km đã bao gồm chi phí giải phóng mặc bằng, lãi vay, dự phòng, nhỏ hơn chi phí do Bộ Xây dựng công bố là 192 tỷ đồng (cao tốc khu vực 3).

"Chúng tôi đã khảo sát nghiên cứu địa hình từng dự án để bố trí cầu, đường gom, nút giao, cũng như phương án tổ chức thi công để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình và khả thi trong đầu tư", ông Phạm Hữu Sơn, khẳng định.

Cũng theo ông Sơn, tổng mức đầu tư được tính toán cho các dự án được đầu tư hình thức PPP. Mới đây, Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển đổi 3 dự án cao tốc sang hình thức đầu tư công, sẽ giúp giảm chi phí lãi vay và rút ngắn thời gian triển khai.

P.V (tổng hợp)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét