Mỹ
Năm 2015, mỏ Gold King ở Mỹ xảy ra vụ tràn nước thải khi nắp giữ nước thải bị vỡ và các chất độc hại tràn ra, gây ô nhiễm kim loại nặng cho nguồn nước ở khu vực. Sông Cuyahoga là một trong những con sông ô nhiễm nhất do thảm hoạ này. Nước sông bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp nghiệm trọng đến mức nó bị bốc cháy vào năm 1969 thay vì chảy.
Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật trong việc bảo vệ nguồn nước như Đạo luật Nước sạch năm 1972 và Đạo luật về tài chính và nâng cấp cơ sở hạ tầng cung cấp nước.
Sông Cuyahoga (Mỹ) - một trong những con sông ô nhiễm nhất nước này. |
Được biết Mỹ có cơ sở hạ tầng thoát nước với 1,2 triệu dặm đường cống, 16.024 nhà máy xử lý nước thải, ít nhất 17% người dân có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh tại chỗ. Luật Nước sạch năm 1972 là một trong những Luật môi trường có hiệu quả của Mỹ, được ban hành nhằm phục hồi, duy trì và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí của người dân và đem đến môi trường sống an toàn cho nhiều loài thủy sinh.
Trung Quốc
Sở hữu diện tích tự nhiên rộng lớn, mật độ dân cư đông đúc, phát triển công nghiệp “thần tốc”, Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục… Song quốc gia này cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước tồi tệ nhất.
Năm 2017, Viện Công cộng và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, chỉ 35% lượng nước tại 12.226 địa điểm sông, hồ trên toàn Trung Quốc có thể sử dụng cho sinh hoạt con người, 52% chỉ phù hợp sản xuất và tưới tiêu, và 13% còn lại là vô ích vì quá nhiều độc tố. Đặc biệt, sông Hoài chảy qua tỉnh Hà Nam là một trong những con sông ô nhiễm nặng nhất quốc gia này.
Một nhánh của sông Hoài chảy qua tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: CNN) |
Để giải quyết thực trạng này, chính quyền Trung Quốc đã ban hành nhiều bộ luật và quy định về quản lý ô nhiễm nguồn nước, đặt ra các mục tiêu và kế hoạch 5 năm để thực hiện việc kiểm soát nguồn nước. Năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã duyệt chi khoản ngân sách 330 tỉ USD nhằm giảm 30-50% ô nhiễm nước, với các mục tiêu riêng biệt được đặt ra cho các mốc 2015, 2020 và 2030, tương ứng là tổng lượng nước sử dụng tối đa, hiệu quả sử dụng nước và kiểm soát nhiễm. Kế hoạch hành động phòng chống và kiểm soát ô nhiễm nước, đặc biệt nhắm vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng được ban hành năm 2015, xác lập các chỉ số hiệu suất cụ thể, mục tiêu và thời gian xác định. Mục tiêu đến năm 2020, 70% lượng nước ở các lưu vực chính và 93% nguồn nước uống ở các thành phố lớn phải đáp ứng tiêu chuẩn cấp III trở lên. Kết quả tích cực là năm 2018, hồ Điền Trì (hồ nước ngọt lớn nhất trên cao nguyên Vân Nam - Quý Châu của Trung Quốc) từng ô nhiễm nghiêm trọng dưới hạng V, đã được xử lý đạt chất lượng nước mặt hồ ở cấp III tăng lên gần 70%.
Tháng 12/2017, Trung Quốc thiết lập hệ thống các “thủ lĩnh sông” thực thi nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phục hồi sinh thái nguồn nước mặt.
Điều này đã tăng hiệu quả giám sát, chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi của Trung Quốc năm 2014 cũng đã bắt đầu chú trọng vai trò của người dân trong việc giám sát và quản trị môi trường cùng với việc Bắc Kinh đang thiết lập một hệ thống trực tuyến bắt buộc về dữ liệu các nguồn ô nhiễm cố định, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Singapore
Chính phủ Singapore luôn xem nước như là tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm. Quốc gia này hiện dẫn đầu trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là bảo vệ môi trường.
Singapore đã có chính sách sử dụng nước hoàn toàn mới. Họ thu thập nước mưa từ 2/3 diện tích đất đai, thông qua một mạng lưới cống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa. Đồng thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60 m dưới mặt đất. Singapore là quốc gia đi tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước, thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước năm 1972.
Ngày nay, Singapore ứng dụng phương pháp thu thập nước mưa dẫn trực tiếp về 17 hồ chứa, và thu lại nước đã sử dụng từ đường hầm thoát nước nằm sâu dưới mặt đất khoảng 60 m. Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu làm cho các nguồn nước tự nhiên trở nên không đáng tin cậy, đảo quốc sư tử này đang tập trung vào các dự án xử lý nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển.
Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có vị trí địa lý hiểm trở, thường xuyên chịu thiên tai như động đất, lũ lụt, bão… Với diện tích có địa hình dốc chiếm đến 75%, Nhật Bản phải xây dựng hệ thống ngầm ở ngoại ô thủ đô Tokyo.
Hệ thống chính thức hoạt động vào năm 2009 với chiều cao 70m, đường kính 30m, 5 trục hình trụ lớn có đường kính 10m, dài 6,3km là giải pháp dự trữ và xử lý nguồn nước mưa, nước thải hạn chế tình trạng ngập lụt, ứ đọng nguồn nước xảy ra.
Hệ thống này nhận được sự quan tâm từ nhiều chuyên gia thế giới do có khả năng kiểm soát nguồn nước khổng lồ, bể chứa được thiết kế với chiều dài 177m, rộng 78m và cao 22m nằm sâu dưới lòng đất.
Chính quyền Nhật Bản cũng ban hành Luật Kiểm soát Ô nhiễm nước, áp dụng nhiều công nghệ và quy trình xử lý nước thải tiên tiến được nghiên cứu và ứng dụng trực tiếp.
Một nhà máy xử lý nước thải tại Australia. |
Australia
Australia có hệ thống thoát nước tiên tiến với khả năng xử lý 320.000 triệu lít nước mỗi năm. Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, Chính phủ Australia đã xây dựng mạng lưới ống ngầm chứa nước thải phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng giặt từ khu chung cư, hộ gia đình. Hệ thống nước thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất, kim loại, chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường phải được xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước có công suất xử lý cao. Thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia đã đi đầu trong việc đưa nước thải qua xử lý vào sử dụng hàng ngày, với khối lượng ước tính chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cung ứng cho toàn bộ khu vực này.
Đơn cử, Tập đoàn thép Bluescope Steel không xả chất thải ra môi trường, lượng nước thải trong quá trình sản xuất thép là khoảng 20.000m3/ngày được dẫn tới nhà máy nước Sydney Water xử lý bằng công nghệ rất hiện đại và tái sử dụng.
Để ngăn chặn mọi hành vi có thể làm tổn hại đến môi trường, Chính phủ Australia đặt ra những điều luật khá chặt chẽ, bài bản, như: một số quy hoạch, dự án sản xuất đòi hỏi phải có phê duyệt hoặc giấy phép từ cơ quan công quyền điều tiết các vấn đề về môi trường. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra các hành vi bị cáo buộc gây hại cho môi trường. Australia đưa ra nhiều điều luật quy định về các tác động của phát triển đối với các loài bị đe dọa, di sản, quản lý nguồn nước, chất thải, hàng hóa độc hại, nguy hiểm, môi trường biển… Theo Luật Bảo vệ biển, nếu một tàu xả thải dầu hoặc hỗn hợp dầu xuống biển, cho dù đó là thuộc vùng lãnh hải, ngoài vùng lãnh hải, hoặc đặc hu kinh tế (EEZ), thuyền trưởng, người thuê tàu và chủ tàu bị xử phạt tới 20 triệu USD. Với các tàu nước ngoài, nếu vi phạm, có thể bị Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA) lưu giữ.
Theo KTMT
0 nhận xét