Nghiên cứu này được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Haifa đưa ra kết luận trên căn cứ số liệu báo cáo về tình trạng đột quỵ của Bộ Y tế nước này
Theo đó, các tác giả nghiên cứu xác định được mối liên hệ giữa nhiệt độ cao của môi trường sinh hoạt với nguy cơ đột quỵ trong những ngày Hè nóng nực. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày.
Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của của các bệnh nhân đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian "ủ" bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50.
Đột quỵ xảy ra khi có sự gián đoạn đột ngột trong việc cung cấp máu đến mô não, gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn, biến chứng và tử vong. Theo Tổ chức Đột quỵ Thế giới, 15 triệu người trên toàn thế giới bị đột quỵ mỗi năm và khoảng 5,8 triệu người chết vì bệnh này.
Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu giai đoạn 2015- 2019 có xu hướng cao kỷ lục so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào trước đây với mức nhiệt độ cao hơn 1,1 độ Co so với nền nhiệt giai đoạn 1850-1900.
Thế giới đang bị "rớt đằng sau" trong cuộc chạy đua cứu vãn Trái Đất thoát khỏi các thảm họa môi trường do nền nhiệt tiếp tục ấm lên, với giai đoạn từ năm 2015-2019 dự báo là giai đoạn nắng nóng chưa từng có.
Cảnh báo trên đã được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 22/9, một ngày trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu của LHQ tại thành phố New York, Mỹ.
Trong báo cáo, nhóm cố vấn khoa học cho hội nghị thượng đỉnh khí hậu của LHQ nhấn mạnh thế giới cần gấp rút triển khai hành động cụ thể nhằm ngăn chặn sự ấm lên của Trái Đất cũng như hạn chế những tác động nghiêm trọng do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình trên toàn cầu giai đoạn 2015- 2019 có xu hướng cao kỷ lục so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào trước đây với mức nhiệt độ cao hơn 1,1 độ Co so với nền nhiệt giai đoạn 1850-1900 thời kỳ tiền công nghiệp và cao hơn 0,2 độ C so với giai đoạn 2011-2015.
Như vậy, 4 năm qua là thời kỳ nắng nóng nhất trên thế giới kể từ khi các chuyên gia bắt đầu ghi nhận kỷ lục về nhiệt độ năm 1850.
Báo cáo mới nhất cho thấy mức độ gia tăng về khoảng cách giữa những gì được yêu cầu thực hiện và thực tế đang diễn ra. Thay vì giảm, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2) lại tăng 2% vào năm 2018 và lên mức kỷ lục 37 tỷ tấn.
P.V (tổng hợp)
0 nhận xét