Open top menu
Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Hà Nội nghiên cứu phát triển đô thị đến năm 2030

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Đề cương này sẽ giao cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ địa giới hành chính thành phố Hà Nội.

Các đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 3.344,6 km2 bao gồm: 1 đô thị trung tâm thành phố; 5 đô thị vệ tinh là Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Hòa Lạc; 3 đô thị sinh thái là thị trấn Quốc Oai, thị trấn Chúc Sơn và thị trấn Phúc Thọ và 11 thị trấn huyện lị các huyện ngoại thành Hà Nội.

Mục tiêu của chương trình nghiên cứu này là để cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; tạo công cụ quản lý và kiểm soát phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn Thủ đô, phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh tại mỗi vùng lãnh thổ gắn với các quy hoạch ngành, lĩnh vực; tạo động lực phát triển kinh tế xã hội khu vực đô thị phù hợp với chương trình phát triển đô thị quốc gia, khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương cho từng giai đoạn 5 năm.

Theo đó, chương trình nghiên cứu này đề xuất các chương trình và kế hoạch cụ thể đảm bảo đồng bộ về hạ tầng đô thị; đảo bảo hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo xây dựng mới. Đồng thời, xác định lộ trình, bước tiến hành xây dựng đô thị đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững; thống nhất các số liệu liên quan đến đô thị hóa, chủ trương, lộ trình thực hiện một số đề án đầu tư, đề án xây dựng huyện lên quận của 5 địa phương Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng.

Qua đó, giúp nâng cao quản lý nhà nước và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý; đề xuất các giải pháp đồng bộ, linh hoạt nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển đô thị, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hợp pháp để phát triển hạ tầng đô thị theo quy hoạch.

Đề cương có các nội dung đánh giá thực trạng phát triển hệ thống đô thị của Hà Nội như: vị trí chiến lược, vai trò của Thủ đô trong mối liên hệ vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô, quốc gia và quốc tế; thực trạng diện tích, sử dụng đất; thực trạng về dân số, phân bố dân cư và lao động; tình hình quản lý đô thị; thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thành phố; đánh giá động lực, thuận lợi và khó khăn trong phát triển đô thị.

Đặc biệt, đề cương sẽ tổng kết giới thiệu về kinh nghiệm xây dựng chương trình phát triển đô thị trên thế giới; cụ thể hóa tầm nhìn, mục tiêu và những vấn đề cốt lõi trong chương trình phát triển đô thị; những phương pháp xây dựng chương trình phát triển đô thị trên thế giới có thể áp dụng cho Hà Nội…

Hương Sơn cần hơn 620 tỷ xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2021, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí và giải pháp huy động nguồn lực xây dựng hạ tầng với hơn 620 tỷ đồng.

Đối với 9 tiêu chí cấp huyện, đến nay đã đạt 4/9 tiêu chí. Hương Sơn đã xác định được nội dung, lộ trình khá rõ, có cân đối nguồn lực thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí vào năm 2021.

Trong tổng số nguồn dự kiến cần huy động 620 tỷ đồng này, nguồn vốn đã xác định là: 418,6 tỷ đồng (chiếm 67,5%); nguồn chưa xác định, dự kiến được hưởng theo cơ chế đặc thù và đề xuất hỗ trợ: 201,5 tỷ đồng (chiếm 32,5%).

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, Hương Sơn có 19/30 xã đạt chuẩn, còn 11 xã chưa đạt chuẩn. Huyện phấn đấu 6 xã đạt chuẩn trong năm 2019, 5 xã còn lại đạt chuẩn trong năm 2020.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Hương Sơn đã tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình; các xã nỗ lực phấn đấu cao. Đặc biệt, Hương Sơn đã xác định được nội dung, lộ trình khá rõ, có cân đối nguồn lực thực hiện.

Đối với 9 tiêu chí cấp huyện, đến nay đã đạt 4/9 tiêu chí, còn 5 tiêu chí chưa đạt, gồm: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, văn hóa - giáo dục - y tế và môi trường, trong đó có 2 tiêu chí: giao thông và môi trường còn khối lượng lớn.

Cụ thể, về tiêu chí giao thông (đường huyện), đến nay đã đạt chuẩn theo quy định 59,75 km (đạt 70,4%), còn 25,12 km cần đầu tư, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng để đạt chuẩn.

Cà Mau rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cấp, ngành tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới bảo đảm tính đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn. Thời gian tới, các địa phương chủ động làm tốt công tác quy hoạch, vận động các nguồn lực, từng bước đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng".

Nhờ xây dựng nông thôn mới, nhiều nhà, vườn và đường giao thông ở xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã khang trang hơn. Ảnh: MỘNG THƯỜNG

Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau tiếp tục phối hợp các sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả đồ án quy hoạch nông thôn. UBND các huyện và TP Cà Mau rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, bảo đảm yêu cầu kế hoạch của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Sở Xây dựng đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể trong việc quản lý quy hoạch, cắm mốc giới xây dựng, xác định địa bàn các khu vực cần bảo vệ tôn tạo, khu cải tạo chỉnh trang, khu xây dựng mới, khu sản xuất nông nghiệp…

Ðồng thời, quy định chặt chẽ đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt để tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, đề án, cơ chế tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong từng giai đoạn.

Ðến nay, các huyện: Thới Bình, Cái Nước, Ðầm Dơi, Trần Văn Thời, Năm Căn, U Minh, Phú Tân… đã hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của từng địa phương. Còn huyện Ngọc Hiển và TP Cà Mau đang tổ chức rà soát đồ án quy hoạch đã phê duyệt năm 2012.

Quảng Nam xây khu đô thị xanh kiểu mẫu rộng 27,96ha

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng khu dân cư đô thị xanh kiểu mẫu, đáp ứng yêu cầu triển khai đầu tư, tăng hiệu quả của dự án gắn với cải thiện chất lượng môi trường ở.

Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết và ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Dự án Khu đô thị Home Land Paradise Village (điều chỉnh từ phần diện tích 27,96ha thuộc Dự án Khu đô thị số 6) tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Theo phê duyệt, diện tích lập quy hoạch 27,96ha. Dân số khoảng 3.200 người; trong đó, cư trú tại khối chung cư khoảng 500 người, số còn lại cư trú tại biệt thự và nhà liền kế.
Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng khu dân cư đô thị xanh kiểu mẫu, đáp ứng yêu cầu triển khai đầu tư, tăng hiệu quả của dự án gắn với cải thiện chất lượng môi trường ở.

P.V (tổng hợp)

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét