Ngày 24/10 vừa qua, một chiết tàu đánh bắt xa bờ mang số hiệu QB-93567TS có công suất 400CV do anh Đồng Thanh Long (SN 1982, trú tại thôn Tân Cảnh, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang hoạt động ngoài khơi vùng biển Quảng Bình.
Khi tàu đang khai thác cách bờ khoảng hơn 40 hải lý thì bất ngờ gặp sự cố gây chìm tàu. Lúc này, 7 thuyền viên đang có mặt trên tàu phải nhảy xuống biển. Rất may một số tàu của ngư dân gần đó tới ứng cứu kịp thời nên không thiệt hại về người.
Anh Long cùng 6 thuyền viên trên tàu được các ngư dân cứu vớt vào bờ an toàn. |
PV có dịp tiếp xúc với anh Đồng Thanh Long là chủ tàu, anh chưa hết bàng hoàng trước tai nạn đáng tiếc trên. Anh cho biết, đội tàu của anh xuất phát tại cảng Lạch Gianh lúc 8h ngày 18/10. Khi đi trên tàu mang theo 3.200 lít dầu, 2.500 lít nước sạch cùng 200 cây đá. Lúc này trên tàu gồm có 7 thuyền viên do anh Đồng Thanh Long làm thuyền trưởng, anh Nguyễn Minh Phong làm mấy trưởng, anh Đồng Anh Quân làm thợ máy cùng 4 thuyền viên khác.
Ngày đầu tiên, anh cho các thuyền viên thả neo dù tại toạ độ 17056'N-107016'E. Lúc này thời tiết trên biển rất xấu, mưa giông gió giật khoảng cấp 5, tầm nhìn bị hạn chế. Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng các thuyền viên vẫn tiếp tục bặt máy phát điện để khai thác.
“Các ngày tiếp theo, tàu chúng tôi vẫn duy trì và hoạt động bình thường quanh khu vực cách bờ khoảng tầm 40 hải lý. Đến ngày thứ 5, tôi cho anh em thả neo dù tại toạ độ 17056'N-107024'E nhưng khai thác không có hiệu quả nên cho tàu rời đến toạ độ 18001'N-107005'E. Tối đó khai thác được khoảng 100kg cá mực”, anh Long cho hay.
Sau khi di chuyển đến địa điểm mới khai thác có hiệu quả, những tưởng những ngày tiếp theo sẽ bình thường như bao ngày khác, tuy nhiên tai ương lại ập đến quá bất ngờ khiến các thuyền viên trở tay không kịp.
Giây phút sinh tử của 7 ngư dân
Thông thường mỗi lần đi biển, các ngư dân tại đây thường đi theo tổ từ 9 – 12 tàu, mỗi chuyến kéo dài 15 – 20 ngày. Hôm xảy ra sự cố, đội tàu của anh Long đã lênh đênh khai thác trên biển khoảng một tuần. Đến bây giờ, gần 2 tuần từ khi sự cố đắm tàu xảy ra, sắc mặt anh Long vẫn chưa hết bàng hoàng khi thuật lại sự việc với PV.
Anh bồi hồi kể, “tối hôm đó, tức 17h30 ngày 23/10, tôi cho anh em thả neo dù để khai thác tại toạ độ 18001'N-107005'E đến 5 giờ sáng 24/10 thì được khoảng 100kg cá mực. Sau khi ướp cá xong, tôi cho máy trưởng xuống kiểm tra và tắt máy phát điện, xong xuôi tất cả thuyền viên đi ăn cơm. Khoảng 6 giờ sáng, anh em nhổ neo và đi ngủ, còn tôi điều khiển tàu chạy đến tàu anh Nguyễn Minh Tuấn để mượn dây cu-roa tời.
Thời tiết lúc đó rất xấu, trời có mưa giông, tầm nhìn hạn chế, gió đông nam khoảng cấp 4. Đến khoảng 7 giờ, tôi nghe một tiếng ghềnh va đập mạnh ở phía trước hầm cá. Nghi là có vật thể nổi cứng va đập dưới đấy tàu, lúc này tôi liền hạ ga tốp số lại để kiểm tra nhưng không thấy vấn đề gì cả.
Đến khoảng 7h30p, tàu tôi tiếp cận được tàu của anh Tuấn, tôi gọi máy trưởng dạy để lai dắt. Lúc này, thuyền đang ở toạ độ 17057'N-107009'E, tôi cho máy trưởng xuống kiểm tra máy đo và nước tàu nhưng không thấy vấn đề gì, sau đó cả hai đi ngủ.
Đến khoảng hơn 10 giờ, tôi tỉnh dạy và phát hiện tàu có dấu hiệu khác thường. Dưới khoang hầm máy nước ngập lút cả hai máy. Lúc này trong tâm trí tôi rất hoảng hốt, tôi la hét 6 thuyền viên dạy để tát nước cứu tàu, đồng thời bật bơm 24V để bơm nước. Sau đó liền chạy ra ngoài be tàu hét lớn nhờ sự giúp đỡ của các tàu xung quanh. Nhưng do khoảng cách quá xa nên không ai nghe thấy.
Quá hoảng hốt, tôi liền bật bộ đàm gọi tổ đoàn kết giúp đỡ nhưng không có ai nghe máy. Mặc dù các thuyền viên nỗ lực tát nước hết sức nhưng nước tràn vào mỗi lúc càng mạnh. Chỉ 30p sau, nước bên ngoài tràn vào ngập lên đến boong tàu.
Nỗ lực cứu tàu không thành, tôi cho các thuyền viên mặc áo phao sau đó nhảy ra khỏi tàu để đảm bảo an toàn. Sau khi bơi được 5 – 10p thì tàu của anh Nguyễn Minh Tuấn kịp chạy đến và vớt 7 người chúng tôi lên tàu”.
Sau khi vớt được 7 thuyền viên, anh Tuấn liên lạc với trạm bờ sau đó chở các thuyền viên về đất liền và trình báo cho các ban ngành liên quan. Một ngày sau khi sảy ra sự cố, anh Long cùng các chủ tàu khác trong hội đoàn tổ chức đi tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Được biết, tàu của anh Long được đóng năm 2010 với tổng giá trị 3,8 tỷ đồng. Thời điểm xảy ra sự cố, trên tàu mang theo 400kg cá mực cùng nhiều trang thiết bị khác, ước tính tổng thiệt hai lên đến 4 tỷ đồng.
Mọi thu nhập của gia đình chỉ trong chờ vào con tàu này, giờ sự cố xảy ra là một mất mát lớn đối với gia đình anh cũng như mất đi công việc của các thuyền viên trên tàu.
Hiện tại gia đình cũng chỉ mong các ban ngành tạo điều kiện, phía bảo hiểm nhanh chống giải quyết để anh cùng các thuyền viên còn lại có điều kiện tiếp tục bám biển ra khơi.
Gia đình anh Long đang hoàn tất mọi hồ sơ thủ tục để chờ bảo hiểm giải quyết. |
Ông Đồng Quang Vinh – Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết, giai đoạn trước, vấn đề tai nạn tàu thuyền trên biển tại địa phương xảy ra ít, nhưng khoảng thời gian từ cuối năm 2018 đến nay sự cố tàu thuyền xảy ra nhiều.
Thống kê trong năm 2019, tại xã Cảnh Dương đã có 11 chiếc gặp sự cố, riêng tháng 10/2019 đã có 4 chiếc bao gồm cả tàu của anh Long. Nguyên nhân xảy ra sự cố cũng có nhiều vấn đề, có khi do sút vòi nước dưới thuyền hoặc thuyền bè va chạm với các vật thể trôi nổi trên biển.
“Khi sự cố xảy ra thì lúc đó tàu đã gần như đắm rồi, lúc này việc thông tin đàm cho các phương tiện cứu người là chủ yếu, còn cứu được phương tiện là rất khó. Khi các sự cố xảy ra thì xã cũng tiến hành tổng hợp, trong các hội nghị giao ban cũng tiến hành phản ánh tới các ban ngành có lien quan”, ông Vinh cho hay.
0 nhận xét