Open top menu
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Người dân lo lắng…

Chỉ với khoảng 30m bờ bao bị vỡ cộng với truyền cường lên cao kết hợp những cơn mưa lớn đã khiến nhiều quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM ngập sâu trong nước. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến quận 8, khi tuyến bờ bao trên kênh Cầu Ngang bất ngờ bị vỡ. Sự cố vỡ bờ bao bắt đầu từ tối 29/9 và nó liên tiếp tạo ra nhiều hệ lụy nhiều ngày sau đó. Một số nơi, nhà cửa vẫn còn ngập nước, người dân vẫn phải bì bõm sáng chiều để đến nơi làm việc, đưa con đến trường. Hàng quán kinh doanh phải ngưng trệ, ô nhiễm diễn ra khắp nơi, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát…

Sự cố vỡ bờ bao trên kênh Cầu Ngang (quận 8) khiến nhiều nơi bị ngập sâu trong nước.

Sau sự cố vỡ bờ bao, UBND quận 8 đã có báo cáo nhanh về UBND Tp.HCM về nguyên nhân dẫn đến sự cố nói trên. Báo cáo nêu rõ, các dự án "Cải thiện môi trường nước ở Tp.HCM" giai đoạn 2 - gói thầu F2 cải tạo các kênh trên địa bàn quận đã làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng xung quanh. Việc thi công ép cọc đã nhiều lần làm rung chấn, rò rỉ nước, gây ngập ở một số tuyến đường có bờ kè ngăn triều cường trên địa bàn quận. Việc triển khai các dự án “Cải thiện môi trường nước ở Tp.HCM” là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cũng cần có những đánh giá chính xác về các tác động cụ thể khi tiến hành thi công.

Tuyến đê bao sông Sài Gòn nằm trên địa bàn phường An Phú Đông (quận 12) bị lấn chiếm nghiêm trọng.

Công tác quản lý cần được siết chặt

Đây không phải là lần đầu Thành phố xảy ra sự cố vỡ các tuyến đê bao. Trước đó, một đoạn đê bao sông Sài Gòn nằm trên địa bàn An Phú Đông, quận 12 cũng đã bị sụt lún nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến hàng trăm mét vuông đê bao bị nuốt chửng là do các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng ngang nhiên sử dụng đê bao làm bãi tập kết. Dưới sông, lần lượt các sà lan, tàu thuyền chở đầy cát đá cập bến cung cấp vật liệu; trên bờ thì có hàng trăm lượt xe trọng tải nặng nối đuôi vào ra vận chuyển, khiến nền đất tại các tuyến đê bao đã không đảm bảo nay càng dễ bị sụt lún hơn.

Hàng loạt các bãi tập kết vật liệu xây dựng trên nền đất thuộc tuyến đê bao sông Sài Gòn làm tăng nguy cơ sụt lún, vỡ bờ bao.

Hiện nay, tuyến đê bao sông Sài Gòn chạy qua 2 xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) và Bình Mỹ (xã Củ Chi) dưới chân cầu Rạch Tra cũng đang đứng trước nguy cơ sụt lún bởi sự lấn chiếm làm các bãi tập kết vật liệu xây dụng khổng lồ. Từ trên đỉnh cầu Rạch Tra nhìn xuống hai bên bờ sông Sài Gòn là nhan nhản các bãi tập kết cát đá, xe cộ vào ra liên tục, máy móc làm việc hết công suất. Những bãi vật liệu xây dựng tồn tại ở đây phần lớn đều không có giấy phép và đang từng ngày làm ảnh hưởng đến dòng chảy cũng như tàn phá các tuyến đê bao.

Sử dụng hành lang an toàn đê bao để tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng đến dòng chảy, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê mới nhất từ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thì Tp.HCM hiện có 50 điểm sạt lở. Trong đó, có 37 vị trí sạt lở nguy hiểm và 13 vị trí sạt lở bình thường. Quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi là 3 địa phương có nhiều điểm sạt lở cũng như tiềm ẩn nguy cơ sụt lún rất cao. Bên cạnh việc kiểm tra, rà soát lại các tuyến bờ bao trọng yếu, chính quyền các cấp cần siết chặt lại công tác quản lý, sử dụng các tuyến đê bao một cách hợp lý. Đồng thời cần chấm dứt triệt để các hoạt động khai thác, sử dụng đê bao làm bãi tập kết vật liệu xây dựng.

Tagged
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét