Trong tâm bão dư luận, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh lại thêm "dầu vào lửa" ủng hộ đại biểu Phan Thị Hồng Xuân việc chống ngập bằng lu. Ngay lập tức KS Đồng Quang Chính, Giám đốc Công ty Dagco (HCM) đã lên tiếng phản bác, không đồng tình về các giải pháp "ngớ ngẩn" trên.
Ngập lụt tại TP.HCM. Ảnh TL |
Theo KS Chính, việc PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân phát biểu đề tài trên là do không am tường hoặc không phát biểu theo vai trò của người “dân cử” nên cần có ý kiến phản biện.
Thực ra cũng thuần tuý là vấn đề kỹ thuật, vị PGS lấy ví dụ cho mục đích “chống ngập” bằng lu do thấy truyền thống dân gian hoặc người dân Philippines đặt lu trên xe kéo hút nước chống ngập... điều này là hoàn toàn vô lý.
PGS Xuân đã viện dẫn Tập đoàn JICA của Nhật Bản “hiến kế” chống ngập bằng bể chứa 1 mét khối trong mỗi hộ dân... nên PGS Xuân nói vậy. Tức là PGS Xuân không nghiên cứu kỹ về bản chất thuỷ lợi, thuỷ văn. Kể cả KTS Trần Huy Ánh đã trả lời phỏng vấn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử hôm qua về chủ đề trên chứng tỏ cũng chẳng hiểu gì. Còn Tập đoàn JICA họ nói về hệ thống bể điều tiết ngầm, chứ không phải như những gì 2 phát biểu đâu.
Chuyên gia thuỷ văn ,Tiến sĩ Lê Phu - Thầy dạy của KS.Đồng Quang Chính đã dạy các sinh viên của mình về cách làm hồ điều tiết. Tức là, hệ thống hạ tầng thoát nước mưa công cộng luôn bị hạn chế bởi tốc độ xây dựng công trình đã phủ kín mặt bằng thoát nước mưa nên phải làm hồ điều tiết nước mưa trước miệng ống chảy ra hệ thống công cộng.
Vài ba năm trở lại đây, KS Chính có tham khảo những quy chuẩn cấp phép xây dựng công trình nhà ở, những công trình dân sinh trong đô thị ở các nước phát triển (như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Úc, Canada,...). Họ luôn bắt buộc các công trình xây dựng mới phải làm hồ chứa nước mưa (có thể gọi là hồ điều tiết). Thể tích hồ này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích “hứng nước mưa” của công trình, kết hợp số liệu thuỷ văn tại khu vực và năng lực thoát nước của hạ tầng ở đó.
Như vậy, cái “lu” mà PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là cái đó . Lời phát biểu của KTS Trần Huy Ánh cũng chính là cái đó . Xin khẳng định lại, KTS Trần Huy Ánh nói đã lẫn lộn giữa nước mưa và nước thải . Nước thải là nước đã qua sử dụng, thì theo quy chuẩn Việt Nam đã bắt buộc phải làm “hầm tự hoại” cho nước từ bồn cầu. Còn nước từ sinh hoạt thải ra phải có hố ga (cũng làm công tác chứa để điều tiết). Riêng nước mưa chưa có quy định... mà bể chứa nước mưa là làm công tác “thuỷ lợi” để điều tiết lượng nước mưa đổ ra hệ thống công cộng. Bể điều tiết nước mưa rất cần cho những đô thị đã bị bịt kín như TP Hồ Chí Minh.
KS Đồng Quang Chính đã phản bác ý kiến PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân và KTS Trần Huy Ánh vì cho rằng dùng giải pháp lu là đúng. " Cái lu mà 2 vị trên phát biểu chỉ để nuôi muỗi thôi " KS Chính hài hước.
Tranh hài hước, giải pháp chống ngập bằng lu. Ảnh: Tuổi trẻ cười |
Theo KS.Đồng Quang Chính, việc ngập nước tại các tuyến đường ở đô thị đông dân như TP.HCM là do nhiều nguyên nhân, nhưng có mấy nguyên nhân chủ yếu như: Do thủy triều xâm nhập qua hệ thông sông Sài Gòn – Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Do hiện trạng cao độ nền thấp và vấn đề sụt lún nền đô thị dẫn đến cốt nền xây dựng đô thị thấp không đủ để tạo độ dốc phù hợp cho việc thoát nước và nhiều khu vực còn thấp hơn mức nước sông khi có triều cường nên không thể tiêu thoát tự nhiên ra ngoài; Do đô thị phát triển nhanh chóng dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có kỹ thuật thoát nước và chống ngập úng không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, cùng với hệ thống thoát nước cũ, nhỏ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu thoát nước; Do Do ảnh hưởng của mưa lớn bất thường, việc duy trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước chưa được tốt; Do ý thức của người dân chưa tốt nên nhiều nơi bị lấn chiếm, san lấp trái phép, tình trạng xả rác ra kênh rạch, cửa xả vẫn còn rất phổ biến làm thu hẹp dòng chảy, tắc nghẽn hệ thồng thoát nước, hố ga, của xả...
Ngoài ra, do thiếu sự đồng bộ trong quản lý cao độ xây dựng, dẫn đến tình trạng hình thành các vùng trũng thấp cục bộ, đặc biệt là các khu vực đô thị hiện hữu so với các tuyến đường mới được nâng cấp, hay các đô thị mới hình thành; quy hoạch cũ đã không còn phù hợp với tình hình thực tế khiến một số tuyến thoát nước dù mới được đầu tư cũng trở nên quá tài; Tiến độ triển khai quy hoạch và các dự án thoát nước, chống ngập úng còn rất chậm nên chưa đáp ứng được vấn đề thoát nước và chống ngập đô thị...
Để giải quyết vấn đề thoát nước và ngập úng đô thị tại TP.HCM, theo KS Đồng Quang Chính, không thể sử dụng một giải pháp đơn lẻ mà phải tổng hợp các giải pháp mang tính liên vùng theo lưu vực sông, theo toàn đô thị đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đô thị, từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể, từ các giải pháp cứng gồm kỹ thuật công trình. Các giải pháp như: bơm, đề, cốt nền, hồ điều tiết đến các giải pháp mềm như bảo vệ rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân...
" Muốn giải quyết được bài toán ngập úng cần phải có tầm nhìn của nhà quản lý, nguồn vốn đủ mạnh ;các giải pháp xây dựng quy hoạch đồng bộ, tổng thể hệ thống thoát nước liên vùng kết hợp với xây dựng quy hoạch thủy lợi chống ngập úng mới giải quyết triệt để vấn đề ngập úng và thoát nước cho TP.HCM " KS.Đồng Quang Chính cho biết thêm.
0 nhận xét