Trong bối cảnh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay tại các địa phương còn diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều nơi đã tiến hành quy hoạch bãi chôn lấp rác thải, đây là hình thức xử lý với nhiều nhược điểm như tốn diện tích đất, phát sinh mùi hôi thối, phát sinh dịch bệnh gây tác động xấu tới môi trường và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng. Trong bối cảnh đó, người nông dân Ngô Thái Nguyên ở thôn Liên Hưng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã mày mò, chế tạo thành công máy xử lý rác thải và đã được Hội Nông dân Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận giải Nhất cho sản phẩm của mình.
Vào những ngày đầu tháng 6, dưới cái nắng như đổ lửa, có những lúc lên đến 420C, vượt hơn 50 km, chúng tôi về vùng biển Hải Bình, nơi đầu sóng, ngọn gió của huyện Tĩnh Gia và cũng là nơi có mật độ dân cư, tàu thuyền đông đúc của của tỉnh Thanh Hóa và cũng là nơi có lượng rác thải sinh hoạt, rác thải của tàu thuyền, rác thải từ việc chế biến thủy hải sản thải ra biển nhiều nhất.
Ông Ngô Thái Nguyên chế tạo thành công máy xử lý rác thải. |
Khi hỏi về ông Ngô Thái Nguyên, người chế tạo máy xử lý rác, thì từ già đến trẻ ai cũng biết. Trong căn nhà đơn sơ, gió biển thổi vào mát lộng, xung quanh chất đầy các dụng cụ cơ khí. Ông tự nói về mình là người cầm tinh con ngựa (1966) nên ông rất muốn mày mò, chế tạo ra nhiều công cụ độc và lạ, ông có nhiều ý tưởng. Bởi ông từng làm nghề sửa chữa tàu thuyền, rồi nghề điện tử, trang trí nội thất, đến trồng cây cảnh…
Khi được hỏi: Cơ duyên gì khiến ông gắn bó với nghề cơ khí?. Trầm ngâm một lúc ông nói: Trong bối cảnh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay tại các địa phương còn diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều nơi đã tiến hành quy hoạch bãi chôn lấp rác thải, đây là hình thức xử lý với nhiều nhược điểm như tốn diện tích đất, phát sinh mùi hôi thối, phát sinh dịch bệnh gây tác động xấu tới môi trường và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng. mà vùng biển quê tôi nhiều rác thải lắm. Mọi thứ rác thải đề “tống” ra biển, nhiều lúc nhìn biển mà thấy xót xa.
Mặt trước của công nghệ lò đốt rác. |
Xuất phát từ vấn đề trên, người nông dân Ngô Thái Nguyên đã chế tạo thành công máy xử lý rác thải phù hợp với điều kiện ở nông thôn, nhằm góp phần không nhỏ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ đó, để có các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại từ các rác thải nhựa, túi nilông sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Ông Nguyên chia sẻ: Tôi bắt đầu với công việc nghiên cứu chế tạo máy xử lý rác thải từ năm 2008, khi bắt tay vào nghiên cứu trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ đến máy xử lý rác, làm sao để phân loại được các loại rác thải, xử lý được rác để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm như hiện nay. Sau hai năm nghiên cứu tôi đã thiết kế, chế tạo thành công máy xử lý rác thải đầu tiên vào năm 2010 với công suất 7,5kw, máy thứ hai tôi chế tạo trong thời gian 6 tháng có công suất là 30kw và các máy tiếp theo tôi chế tạo chỉ trong vòng 3 tháng là xong được đưa vào vận hành.
Đến nay, tôi đã chế tạo thành công 12 máy xử lý rác thải, có công suất là 150 tấn rác/ngày, hoạt động 24/24h. Giá trị của mỗi dây truyền máy xử lý rác thải đa năng là 1 tỷ 200 triệu, mỗi máy chỉ cần 5 công nhân vận hành. Tôi chế tạo máy và lắp đặt ở nhiều tỉnh trong cả nước như: Bình Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lâm Đồng…
Dây truyền công nghệ xử lý rác thải MBL đa năng (thế hệ I) có công suất xử lý 150 tấn rác/ngày. Được cải tiến từ hai dây chuyền trước và đúc kết từ các dây chuyền công nghệ thực tế, có nhiều tính năng vượt trội hơn, không phải phân loại đầu nguồn, quy trình xử lý khép kín, giảm rất nhiều về số lượng nhân công, an toàn và sạch sẽ hơn.
Quy trình xử lý: Hệ thống phun chế phẩm khử mùi (hai lần trước và sau) - Hệ thống đẩy rác và nạp rác (điều khiển tự động bằng tay) - Máy xử lý và tách lọc - Hệ thống lồng tuyển - Hầm sấy mùn - Thiết bị tải đẩy rác vào lò đốt - Hệ thống lò đốt - Cấp nhiệt cho hầm sấy và lồng tuyển - Hệ thống xử lý khói và khí - Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh – sản xuất gạch block.
Dây truyền công nghệ xử lý rác thải đa năng. |
Nguyên lý hoạt động máy xử lý rác: Rác được xe chuyên chở về nhà máy được đi theo đường dẫn vào hầm xử lý khử trùng khép kín và tiếp theo rác được hệ thống tải và nạp rác vào máy quật. Từ máy quật rác có kích thước to được dẫn về máy xử lý, hệ thống dao trục có vòng tốc lớn được thiết kế theo nguyên lý quay ly tâm cho rác có kích thước nhỏ hơn và được tách ra được ba loại sản phẩm: mùn hữu cơ, nilon tái chế, tổng hợp còn lại.
Mùn hữu cơ được thu từ lồng tuyển vào hầm sấy, hầm sấy này có chu kỳ 20 – 30 phút thì sẽ được mở một lần để cho mùn gần khô rơi xuống đáy hầm sấy trong hầm có nhiệt độ dưới 200°C và được lưu lại một thời gian nữa trước khi được tải ra ngoài. Mùn hữu cơ dùng để chế biến phân hữu cơ sinh học hay sản phẩm khác.
Ông Ngô Thái Nguyên đạt giải nhất giải thưởng sáng tạo Nhà nông 2013. |
Năm 2013, ông Ngô Thái Nguyên được mời tham dự Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ V do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức đã đạt giải nhất giải thưởng sáng tạo Nhà nông 2013 về giải pháp sáng tạo công nghệ HUD và máy xử lý rác thải ở địa phương và được Ban chấp hành trung ương Hội Nông dân Việt Nam cấp Giấy chứng nhận và tặng bằng khen. Năm 2014, ông được cấp Giấy chứng nhận đã tham gia chương trình “Sáng tạo Việt” năm 2014 phát sóng trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam với chủ đề: Giải pháp công nghệ mới trong việc xử lý rác thải tại các khu vực nông thôn.
Cái nắng gay ngắt như chảo lửa ở “khúc ruột miền Trung” như có phần dịu lại bởi những cơn gió biển thổi vào mát lộng. Lang thang trên đê biển Hải Bình, những con tàu đánh bắt gần bờ của ngư dân đang đánh những mẻ lưới cuối cùng để vào bờ kịp cho phiên giao dịch cá cuối ngày. Tôi thầm ước mong trên mảnh đất hình chữ S với hàng ngàn Km bờ biển có nhiều nông dân như ông Ngô Thái Nguyên, người chế tạo thành công máy xử lý rác thải. Góp phần làm sạch môi trường nông thôn, làm sạch rác thải biển, nhất là rác thải nhựa.
Theo báo TN-MT
0 nhận xét