* Đang cập nhật... (Đề thi và Đáp án sẽ được cập nhật nhanh nhất) tại đây
Sáng nay (25/6), gần 900.000 thí sinh bắt đầu trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 với môn thi đầu tiên là Ngữ Văn.
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT như sau:
So với đề thi THPT quốc gia năm 2018, đề thi tham khảo năm nay không có bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc. Khuôn mẫu này được duy trì từ năm 2017 đến nay.
Về mặt nội dung, một số giáo viên nhận xét phần đọc hiểu, đề tham khảo giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần này nằm ở cách ra các câu hỏi.
Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… giống những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.
Ở đề tham khảo, phần đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi lớn. Nếu đề thi thật như đề tham khảo, học sinh không cần phải quá tập trung việc học kiến thức tiếng Việt.
Ở phần làm văn, viết đoạn văn là câu hỏi duy nhất không thay đổi. Đề tham khảo giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi như đề thi THPT quốc gia 2018.
Học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần đọc hiểu. Học sinh cần nắm chắc nội dung ngữ liệu phía trên để có thể làm tốt câu hỏi này.
Nếu như năm ngoái câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức lớp 11 và lớp 12, đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.
Nhìn chung, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, đề thi THPT quốc gia 2019 được xây dựng theo ngưỡng vừa cơ bản để đạt mục đích xét tốt nghiệp, đồng thời sẽ có độ phân hóa phù hợp để xét tuyển đại học, cao đẳng. Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu ở lớp 12.
Ngữ văn là môn thi đầu tiên trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Thí sinh làm bài thi vào sáng 25/6. Lịch thi cụ thể như sau:
Một số mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý
Chiều 24/6, thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi
Từ 25/6 - sáng 27/6, thí sinh chính thức tham dự kỳ thi THPT quốc gia
Trước 17 giờ ngày 18/7, các trường thông báo kết quả xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT
Dự kiến trước ngày 21/7, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe tới thí sinh
Dự kiến trước ngày 2/7, các trường công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển
Từ ngày 22/7 - 17 giờ ngày 29/7, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến
Từ ngày 22/7 - 17 giờ ngày 31/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu đăng ký xét tuyển tại các điểm thu nhận hồ sơ
Trước 17 giờ ngày 2/8, thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển
Trước 17 giờ ngày 9/8, các trường ĐH, CĐ và TC sư phạm công bố kết quả trúng tuyển đợt 1
Trước 17 giờ ngày 15/8, thí sinh xác nhận nhập học đợt 1
Từ ngày 28/8, các trường ĐH và CĐ thông báo xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu).
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 25-27/6. Năm nay, dự kiến có hơn 887.000 thí sinh cả nước tham dự kỳ thi THPT quốc gia với gần 38.050 phòng thi; 1.980 điểm thi. Trong đó, có 233.977 thí sinh chỉ đăng ký để xét tốt nghiệp THPT mà không có nhu cầu dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học (chiếm 26,38%); 622.925 thí sinh thi đăng ký để xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ (chiếm 70,22%); 30.202 thí sinh chỉ đăng ký để xét tuyển ĐH, CĐ (chiếm 3,04%). Số đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên là hơn 653.000 em. |
0 nhận xét