Vụ 13 người mắc kẹt trong hang động Tham Luang – Thái Lan có rất ít các chuyên gia địa chất đến để nghiên cứu đưa ra phương hướng.
Trước sự việc 12 cầu thủ nhí ở Thái Lan mắc kẹt trong hang động Tham Luang suốt 2 tuần, các đoàn cứu hộ đã rất nỗ lực tìm cách đưa các cầu thủ nhí cùng vị HLV ra ngoài một cách an toàn.
Tuy nhiên, khi nhắc tới vấn đề các chuyên gia địa chất sẽ tới hang động để nghiên cứu đưa ra giải pháp hữu ích nhất, thì dường như con số đó là rất ít.
Đổi lại, khi tiến hành khám phá hang động thì nhiều người đã khá ngỡ ngàng khi phát hiện có tới 30.000 đường hầm lớn nhỏ trong hang động vẫn chưa được khám phá.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia địa chất ở Thái Lan vẫn còn chưa hiểu hết về địa hình trong hang động.
Tuy nhiên, ở vụ việc này, ông Anukoon Sorn-ek - một chuyên gia thám hiểm tại Mỹ lại là một trong những người đầu tiên chia sẻ những thông tin cơ bản về hang động Tham Luang ở Chiang Rai, nơi các nạn nhân đang bị mắc kẹt.
Đội cứu hộ đang gấp rút đưa 13 người mắc kẹt trong hang ra ngoài trước khi mùa mưa tới.
Theo đó, ông Anukoon là một nhà thám hiểm và hướng dẫn viên chuyên nghiệp đã đi vào hang động để lập sơ đồ hệ thống và sau đó đưa ra chiến lược sẽ tiến hành tu bổ, khai thác hang động này để trở thành khu du lịch hấp dẫn ở Thái Lan.
Sau khi tiến sâu hơn vào hang động Tham Luang, ông Anukoon Sorn-ek nhận định: “Hệ thống hang động này nó như hình dạng một ngăn kéo. Khi bạn tiến hành đóng nó và mở nó thì nó vẫn giữ nguyên trạng. Thiên nhiên sẽ không thay đổi cho đến khi bạn khám phá hết”.
Theo tờ Bangkok Post, trên thực tế, rất nhiều nhà thám hiểm chuyên gia trên thế giới đã đến hang động Tham Luang để tiến hành giải cứu 12 cầu thủ nhí, cùng 1 vị HLV bị mắc kẹt trong hang ra ngoài một cách an toàn nhất.
Hàng loạt các chiến sĩ cứu hộ đang rất nỗ lực để giải cứu 13 người đang mắc kẹt trong hang bằng mọi cách. Tuy nhiên, xét về kiến thức địa chất trong hang động thì thực sự không chỉ các chiến sĩ mà ngay cả các chuyên gia cũng bị hạn hẹp.
Và điều minh chứng cho sự hạn hẹp đó chính là sự ra đi của người thợ lặn Hải quân Thái Lan là rõ nét nhất.
Tờ Bangkok Post dẫn lời Văn phòng Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hiện tại có tới 300 hang động được khám phá và được thiết lập trên bản đồ ở Thái Lan, nhưng hầu hết 300 hang động này đều do những chuyên gia địa chất nước ngoài tới khám phá và thiết lập.
Nói về việc khám phá hang động Tham Luang, ông Anukoon Sorn-ek cho biết, khám phá hang động nó như một con dao hai lưỡi. Bởi, một mặt đó là điều giúp cho các nhà thám hiểm có thêm kiến thức. Mặt khác nếu không có kiến thức sâu rộng về địa chất sẽ rất dễ gặp phải tai nạn nghề nghiệp, và phá hủy hệ sinh thái.
Trả lời trên tờ Bangkok Post, ông Anukoon Sorn-ek cho biết: “Dựa vào những gì tôi thấy về tình trạng thể chất của họ, cùng với kiến thức của mình về hang động này, tôi hy vọng rằng những người tham gia vào nhiệm vụ giải cứu lần này sẽ cẩn thận và không vội vàng đưa hết tất cả mọi người ra ngoài, và mong những cơn mưa sẽ không ảnh hưởng gì đến mọi người”- Anukoon nói.
Ông cũng cho biết thêm: “Các nhân viên cứu hộ cũng không nên tự mãn vì họ đang chống lại thiên nhiên, mà điều đó thì chẳng bao giờ là một viễn cảnh đầy hứa hẹn cả”.
Nói về việc sẽ tiến hành giải cứu 13 người đang mắc kẹt trong hang động, Anukoon cho rằng, ông đã tiến hành nghiên cứu về thủy vực ở trong hang động, để nhằm đưa ra những phương hướng giải cứu cả khi vào lẫn khi ra. Hơn nữa, cũng cần phải theo dõi sát sao lượng mưa ở khu vực này đang ở mức nào, từ đó sẽ tính đến việc giải cứu 13 người mắc kẹt sao cho phù hợp.
Nhiều chiến sĩ cứu hộ phải vật lộn hàng ngày với công cuộc giải cứu.
Ông nhận định, ban đầu khi nói về vấn đề này có vẻ đơn giản, nhưng thực tế mà nói cần phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ. Bởi, sự phức tạp vốn có của hang động thì đây không phải là một điều dễ dàng.
Trong giai đoạn đầu của công cuộc tìm kiếm, ông nói chiến lược là tìm ra bản chất thủy văn của khu vực để tối đa hóa việc thoát nước từ hang động, ông cho biết tỷ lệ nước chảy tự nhiên của hệ thống hang động chỉ là 5m3/phút, trong khi dòng nước chảy vào hang từ nước mưa trên núi lại lên đến 25m3/phút.
“Vấn đề là phải làm sao giữ cân bằng giữa nước vào và ra, tuy nhiên điều đó không hề dễ dàng bởi vì như vậy là đang chống lại thiên nhiên. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải có thêm một kế hoạch dự phòng” - ông nói.
Ông Anukoon hy vọng với những kinh nghiệm vốn có của bản thân sẽ tiến hành giải cứu 13 người trong hang ra một cách hữu ích nhất. Ngoài ra, những người bên ngoài cũng cần phải giữ được tâm lý bình tĩnh để mọi việc được diễn ra suôn sẻ.
0 nhận xét